CHA NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO?
Tác giả: Vương Trí Diễm
Dịch giả: Hà Giang
Nhà xuất bản: VHTT
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, “bệnh
bận rộn” bắt đầu len lỏi khắp các ngóc ngách của
cuộc sống. Là trụ cột chính trong gia đình, đa số
đàn ông đều không nằm ngoài vòng xoáy bận rộn ấy.
Nhưng thực ra, đối với nam giới, có một việc còn
quan trọng hơn cả công việc chính là thiên chức làm
cha, với trách nhiệm dạy dỗ và giáo dục con cái.
Tuy nhiên nhiều người lại đùn đẩy trách nhiệm này
cho vợ, cho rằng mình cần có nhiều thời gian để tập
trung vào công việc, tạo điều kiện sống tốt hơn
1cho gia đình. Và một vấn đề nghiêm trọng xuất hiện,
đó là trẻ nhỏ thiếu đi sự giáo dục thích đáng của
người.
Cũng do việc giáo dục của cha đối với con cái
không sát sao, thường xuyên mối quan hệ tình cảm
trong gia đình thường thiên lệch về phía người mẹ.
Vì thế trong gia đình hiện đại, người được phân vai
chính hầu hết là mẹ, hàng ngày mẹ đảm việc chăm
sóc chuyện ăn mặc, ngủ nghỉ, kèm cặp học hành, đưa
đón đi học ngày... của con. Nhiều khi, ở bên cạnh
con chỉ có mẹ, còn nghĩa vụ của cha chỉ là kiếm
tiền nuôi gia đình. Trong việc giáo dục con cái,
người cha đóng vai trò khá mờ nhạt.
Cũng chính vì sự chiều chuộng, ôm đồm quá mức của
mẹ khiến cho con cá nên ích kỷ, yếu đuối, thiếu tự
2tin, nhút nhát, sợ thất bại… Trong quá trình trưởng
thành trẻ cần được cha dạy dỗ để rèn luyện khả
năng sống tự lập, tính cách kiên dũng cảm… nhưng
thực tế lại không nhận được sự giáo dục cần có này.
Trong thế giới tình cảm phức tạp và phong phú của
con người, tình yêu của cha cũng giống như của mẹ,
đều là nhân tố quyết định sự trưởng thành của con.
Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thiếu tình cảm
hoặc sự dạy dỗ của cha thì chiều cao, cân nặng,
năng lực điều hòa cảm xúc, trí tuệ, tính cách… đều
kém hơn các khác. Trong giao tiếp, trẻ dễ trở nên
lo lắng, thiếu tự tin, khả năng kiềm chế kém quả
này nhắc nhở chúng ta rằng, trong quá trình trưởng
thành và phát triển củ người cha đóng vai trò vô
3cùng quan trọng.
Lỗ Tấn cho rằng: “Trước khi thiên tài xuất hiện,
điều chúng ta cần làm là mảnh đất nuôi dưỡng nhân
tài, mà sự giáo dục của người cha chính là mảnh đất
ấy. Nhiều người cho rằng, đợi đến khi mình có một
sự nghiệp vững chắc, điều kiện kinh tế tốt thì sẽ
dạy dỗ con cái tốt hơn. Nhưng lúc này, trẻ đã không
còn dễ dạy bảo. Trẻ lúc còn nhỏ thiếu tình cha, có
thể nảy sinh sự bất đồng, phản kháng với cách dạy
của cha.”
Giáo dục trẻ là cả một quá trình phức tạp và có hệ
thống. Trở thành người cha không khó, nhưng trở
thành người cha có trách nhiệm và dạy con thành
công không dễ chút nào. Điều này đòi hỏi bạn phải
tìm tòi, học hỏi để tìm ra được cách và quy luật
4dạy dỗ phù hợp. Chúng tôi tin rằng, nếu có sự chân
thành thì người cha nào cũng có thể dạy dỗ được con
trở thành người ưu tú, xuất sắc.
Để giúp các bậc phụ huynh thuận lợi hơn trong việc
tham gia vào quá trình trưởng thành của trẻ, chúng
tôi đặc biệt viết nên cuốn sách Cha nên dạy con
như thế nào - 12 bài học dạy con của người cha
thành công giúp bạn có thể dùng bản lĩnh và vai trò
của mình để dạy con một cách hiệu quả.
Cuốn sách vận dụng những quan điểm mới, ví dụ sinh
động và thực tế, kết hợp với phương pháp giáo dục
mới, đưa ra cách giải quyết vấn đề hiệu quả, ngôn
ngữ giản dị, tinh tế, dễ hiểu, cung cấp cho bạn các
phương pháp dạy con bổ ích và phong phú. Hy vọng
bạn sẽ nuôi dạy được con cái trở thành những đứa
5trẻ ưu tú, xuất trúng.
Cha gương mẫu, con xuất sắc
Trong quá trình trưởng thành của trẻ, vai trò và
sự giáo dục của cha vô cùng quan trọng, sự ảnh
hưởng của cha đối với trẻ cũng quan trọng như mẹ
vậy. Trong giáo dục gia đình, nếu mẹ được ví như
một bãi cỏ xanh non, thì cha giống như cây đại thụ.
Mẹ cho con sự ấm áp, thoải mái, còn cha cho con
sức mạnh, sự ủng hộ chỗ dựa. Sự ảnh hưởng của cha
đối với con chủ yếu thể hiện qua việc phát triển
tâm lý xã hội và bồi dưỡng những tính cách như kiên
cường, độc lập, dũng cảm đoán… Đây là những điều
mà người mẹ không thể nào làm thay được. Trẻ họ từ
mẹ lời ăn tiếng nói, ngôn ngữ, kiến thức sống hàng
ngày; học được từ cha k phong phú, uyên bác. Cha
6không chỉ là người phối hợp vai diễn với mẹ, mà
chín nhân vật chính trong quá trình trưởng thành
của trẻ. Dưới dây, chúng ta hãy xem ca dạy dỗ của
cha có tác động trực tiếp tới trẻ như thế nào nhé.
1. “Sự lười biếng” của cha
Trong cuộc sống hàng ngày, ấn tượng của con về cha
là khá “lười biếng”, hoặc là lóng ngóng trong công
việc dọn dẹp nhà cửa. Cho dù có lúc cha cũng nhanh
nhẹn nhưng còn kém xa mẹ. Vì thế, nhiều ông chồng
thường đùn đẩy công việc nhà cho vợ nhưng trong quá
trình tiếp xúc với con, “sự lười biếng” của cha
lại trở thành ưu điểm mẹ rất chu đáo, tỉ mỉ, chăm
chút cho con từng li từng tí nên trẻ mất đi cơ hội
rèn luyện. Còn cha vì “lười biếng” hoặc làm không
tốt một số việc nhà, khiến trong quá trình trưởng
7thành, trẻ có được cơ hội học tập và rèn luyện.
Tính độc lập, có trách nhiệm, khả lập của trẻ tự
nhiên được hình thành.
2. “Sự lơ đãng” của cha
Đàn ông thường không chú ý hoặc không quan tâm đến
những việc nhỏ có lúc để mặc cho trẻ muốn làm gì
thì làm. Về hình thức, có vẻ như cha thờ ơ, lạnh
nhạt với con, nhưng chính vì thế mà trẻ không bị
hạn chế hay trói buộc, trẻ biết tự việc của mình,
chơi đồ chơi của mình. Như vậy, trẻ có không gian,
thời gian cũng như quyền tự do lựa chọn, từ đó dần
dần có chủ kiến riêng của mình.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, trong quá trình
dạy dỗ trẻ, cách tốt nhất dành cho trẻ không gian
và thời gian riêng, điều này có lợi cho quá trình
8tư duy. Nếu cha mẹ luôn để ý, quan tâm chăm chút,
mang đồ chơi đến trước mặt trẻ, có lẽ không cảm
thấy buồn chán, nhưng khó có thể học cách tự suy
nghĩ. Ngược lại, động “bỏ mặc” của người cha đã vô
tình giúp trẻ bồi dưỡng sự tự lập, quyết đ khả năng
tư duy.
3. “Trò chơi” của cha
Là người quản lý gia đình, mẹ luôn quan tâm đến sự
an toàn của trẻ và sư sạch sẽ của căn nhà, nhưng
như vậy lại vô tình tước đi nhiều tự do và niềm vui
của trẻ. Đối với những việc này, cha thường tỏ ra
khoan dung hơn, đồng tình và trở thành người bạn
chơi của trẻ. Với những trò chơi đa dạng, phong phú
như bơi lội, võ thuật, cưỡi ngựa, bắn súng... trẻ
có thể vui vẻ chơi đùa. Những trò chơi cùng cha
9giúp trẻ rèn luyện cá tính lạc quan, khả năng cạnh
tranh, sự phối hợp nhịp nhàng cơ thể và tinh thần
ưa mạo hiểm.
4. “Sự mãnh mẽ” của cha
Khi cùng trẻ chơi đùa, cha luôn dũng cảm, mạnh dạn
hơn mẹ. Mẹ thường sơ ngã, bị đau, nhưng cha thì
không những chơi đùa nhiệt tình mà còn cho trẻ tiếp
xúc với những trò mạo hiểm, hoặc cổ vũ trẻ tham
gia những trò đó. Dưới sự hướng dẫn dỗ của cha, trẻ
sẽ mạnh dạn hơn, đây cũng là cơ sở để trẻ trở nên
dũng cảm triển khả năng tìm tòi sáng tạo.
5. “Sự lạnh lùng” của cha
Khi đi chơi, nếu trẻ bị ngã, mẹ thường lo lắng
chạy đến đỡ con dậy. Nhưng cha không làm thế mà để
trẻ tự đứng dậy, sau đó vờ như không có chuyện gì
10xảy ra trước mắt trẻ, cha thật “lạnh lùng”. Nhưng
chính nhờ sự “lạnh lùng” này mà trẻ học được sống
độc lập và biết khắc phục khó khăn.
6. “Sự uyên bác” của cha
Thông thường thì sở thích, hứng thú, kiến thức của
cha phong phú hơn mẹ; cha thích xem tin tức, lịch
sử, thiên văn, địa lý, thích hoạt động thể thao và
kết giao nhi bạn bè. Trong mắt trẻ, cha là người
“biết tuốt”. Trẻ vô cùng khâm phục cha, đồng thời
cũng thích đọc sách, suy nghĩ, giao tiếp, học
hỏi... để được giống cha. Tóm lại, trong quá trình
trưởng thành của trẻ, tình yêu của cha có ý nghĩa
và giá trị đặc biệt. Trẻ nhận được sự dạy dỗ và
hướng dẫn của cha, dần dần sẽ hình thành các phẩm
chất tốt như mạnh khỏe, thông minh, lạc quan, dũng
11cảm, quyết đoán, cường, có trách nhiệm.
20 nguyên tắc cần nhớ khi dạy con
1. Cha cần đảm bảo con cái được lớn lên trong môi
trường gia đình lành mạnh đầm ấm, hạnh phúc, cho
con môi trường học tập và trưởng thành tốt.
2. Gạt bỏ “bạo lực” và “uy quyền” không làm cha
mất đi sự uy nghiêm của mình, một tình yêu thương
bao giờ cũng có hiệu quả hơn đánh mắng, hãy thấu
hiểu điều na cho con cảm nhận được không gian của
tình cha.
3. Bình đẳng nói chuyện và thảo luận với con về
mọi vấn đề, lắng nghe con là người bạn tri kỉ của
con, giúp con trở nên tự tin hơn.
4. Khi con có biểu hiện xuất sắc, đừng kiệm lời
khen, hãy thể hiện lòng tự hào của mình dành cho
12con, để con ngày càng tự tin hơn.
5. Cho phép con phạm lỗi, không nên phê bình,
trách mắng quá nặng nề, cần hướng dẫn con xử lý vấn
đề, sửa đổi lỗi lầm, để con không tái phạm.
6. Đối với hành động chống đối của con, không nên
tỏ ra “cứng rắn” mà nên như trị cương”. Hãy nhớ:
không được đối xử thô bạo với con.
7. Tấm gương của cha có ảnh hưởng rất lớn đối với
con. Cha nên chú ý để lời nói và hành động của
mình, xây dựng hình tượng tốt trong mắt con.
8. Cho con không gian và sự tự do nhất định để con
học cách xử lý vấn đề cũng như cách sắp xếp thời
gian. Điều này rất quan trọng trong việc nâng cao
khả năn lập của con.
9. Nghiêm túc trả lời câu hỏi của con, không nên
13tùy tiện chế giễu hay thờ ơ này sẽ làm tổn thương
đến lòng hiếu kỳ và khát khao tìm hiểu của con.
10. Tôn trọng khả năng thiên phú của con, cần kết
hợp với đặc điểm tính cá hướng dẫn và dạy dỗ đúng
đắn chứ không nên dung túng hay mặc kệ con.
11. Cùng con tham gia trò chơi và hoạt động thể
thao, thậm chí một số hoạt động mang tính mạo hiểm
để con được rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần quả cảm.
12. Không nên tùy tiện “dán mác xấu” cho con, cho
dù con phạm lỗi hay làm chuyện thì cũng không có
nghĩa là con không ngoan. Cần học cách khen ngợi cũ
như biết phát hiện ưu điểm của con.
13. Dạy con biết cách tự chịu trách nhiệm với hành
động của mình, không nên gánh vác mọi hậu quả thay
14con. Cho dù con có gây ra chuyện gì đi nữa thì cha
cũng nên động viên để con dũng cảm đứng ra nhận
trách nhiệm.
14. Cần học cách tỏ ra yếu đuối trước con, để con
biết rằng cha không phải “vạn năng”, cũng có những
việc không thể làm được. Điều này có nghĩa là có
việc con cần tự làm một mình, không nên dựa dẫm, ỷ
lại vào cha.
15. Cổ vũ con tham gia các hoạt động tập thể và
cuộc thi, điều này có lợi cho con, bồi dưỡng khả
năng cạnh tranh và giao tiếp của con.
16. Cần phạt con một cách thích hợp nhưng không
đánh mắng con, nên tôn trọng nhân cách và lòng tự
tôn của con.
17. Không nên kỳ vọng quá cao về con, cũng không
15nên áp đặt lý tưởng của mình lên con. Kỳ vọng cần
phù hợp với trình độ thực tế cũng như tôn trọng sở
thích của con.
18. Kịp thời giúp con xây dựng ý thức về tiền bạc,
để con hiểu được sự vất vả của cha mẹ khi làm việc
kiếm tiền, cần giúp con loại bỏ quan niệm tiêu
tiền phung phí, cổ vũ con kiếm tiền nhờ sức lao
động của mình.
19. Không nên cho rằng con còn nhỏ thì chưa có bí
mật và chuyện riêng tư, cần tôn trọng quyền riêng
tư của con, cho con không gian tự do, để tâm hồn
con phát triển lành mạnh.
20. Không nên quá ngạc nhiên về việc con có bạn
khác giới, ai cũng đều có tuổi trẻ và những cảm xúc
mộng mơ riêng. Điều cha mẹ cần làm là hướng dẫn
16con tiếp xúc với bạn khác giới một cách đúng đắn,
lành mạnh.
17