BA NỮ HÀNH GIẢ KIỆT XUẤT
Harold Balyoz
NXB Thuận Hóa
LỜI MỞ ĐẦU
Trước khi quyển Ba người phụ nữ kiệt xuất trong
lĩnh vực đạo học hoàn tất, tôi bị hai quý cô nhắc
nhở “Hãy nhanh lên và hoàn thành quyển sách để
chúng tôi còn đọc nữa chứ”. Tôi đáp “Tôi đang cố
gắng hết sức” và thêm “Sao hai cô lại không phải là
người viết về ba người phụ nữ kiệt xuất này mà lại
để cho tôi, một người đàn ông, làm việc đó?”. Câu
trả lời của họ ngay lập tức khiến tôi giật mình “Vì
sự khác biệt. Điều đó sẽ tạo cho một người đàn ông
nhạy cảm thuộc phía bên kia trong mối quan hệ nam
nữ thật sự cảm nhận được sự vĩ đại của nữ giới và
1viết về họ một cách khách quan”.
Tôi nhận ra họ đã đúng vì tôi ngày càng có được
nhiều cảm hứng từ Blavatsky, Roerich và Bailey khi
tìm hiểu về cuộc đời và công việc của họ. Sau đó,
tôi bắt đầu nghĩ về việc ý thức của một người đàn
ông được phát triển như thế nào và sự nhạy cảm của
tôi trở nên sắc sảo ra sao sau khi tiếp xúc với
nhiều phụ nữ khác nhau. Và điều kỳ lạ là dường như
không ai chú ý đến điều này vì tôi chưa thấy bất kỳ
ai công nhận nó.
Vì thế tôi cảm kích sâu sắc nguồn cảm hứng từ tất
cả những người phụ nữ mà tôi gặp. Đó là nguồn cảm
hứng vô tận đã dẫn tôi tới việc lập kế hoạch và
viết quyển Ba phụ nữ kiệt xuất trong lĩnh vực đạo
học.
2Nguồn cảm hứng này đến từ nhiều phía, ít ra không
phải chỉ từ các tác phẩm của những nữ tiểu thuyết
gia, nữ họa sĩ và nhạc sĩ tài năng tôi đã may mắn
quen biết. Mà hơn thế, tôi lúc nào cũng được truyền
cảm hứng từ nét duyên dáng, vẻ đẹp và sự quý phái
của người phụ nữ. Có lúc sự trừng phạt của họ đã hỗ
trợ tôi rất nhiều. Và có lúc chỉ cần họ có mặt hay
một biểu hiện nào đó cho thấy sự tồn tại của họ
cũng đã là nguồn cảm hứng to lớn đối với tôi.
Đây là cách tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành của
mình đối với tất cả phụ nữ ở khắp mọi nơi.
- H. B.
LỜI GIỚI THIỆU
“Không có tín ngưỡng nào cao hơn chân lý”
- H. P. B.
3Sự phát triển của khoa học phương Tây vào thế kỷ
XIX và XX gần như làm lu mờ sự tồn tại của một nền
khoa học cổ xưa, sâu rộng và hoàn thiện hơn nhiều
hay nói cách khác đó là một nền khoa học thiên
nhiều về tâm linh của phương Đông, mãi cho đến khi
nền khoa học này gây được sự chú ý của phương Tây
bởi ba người phụ nữ kiệt xuất này.
Nền khoa học phương Đông bao gồm triết học, tôn
giáo, lịch sử, tâm lý học, những nguyên tắc thực tế
trong cuộc sống và nhiều vấn đề khác, do nó không
tự giới hạn mình vào một lĩnh vực khoa học quá
thiên về vật chất mà chúng ta thường nghĩ đó là môn
khoa học duy nhất. Về cơ bản, nó đề cập đến sự hé
mở những quy luật của thiên nhiên và học cách sống
hài hòa với chúng. Nó giải quyết vấn đề về tầm nhìn
4tương lai do nó biết rõ quá khứ và có thể nhìn
thấy một tương lai huy hoàng phía trước của nhân
loại, một tương lai mà mọi người đều có thể đạt đến
nếu cố gắng phấn đấu. Đó là một tương lai mà trong
đó loài người, cả nam lẫn nữ, đều được xem như là
những thực thể có nguồn gốc thần thánh đang hướng
đến ngôi nhà thiêng liêng trước đây của mình một
lần nữa. Giáo lý này cho rằng Thượng Đế không tạo
ra một người máy hay một nô lệ và gọi đó là
“Người”. Mà cho rằng con người được tạo ra là để
trở thành cộng sự trong một kế hoạch thiêng liêng
và sẽ mãi là như thế nếu người đó cố gắng thực
hiện. Đức Chúa đã dạy chúng ta điều này qua giáo lý
của người: “Phần nhỏ bé nhất trong con người các
con sẽ tạo ra được những điều thần kỳ hơn những gì
5các con thấy ở đây”. Và những điều thần kỳ đó là
gì? Chúng chẳng gì khác ngoài sự thấu hiểu và sự
vận dụng những quy luật cao hơn của tự nhiên, của
Thượng Đế, nhằm đẩy nhanh quá trình tiến hóa của
loài người và cả thiên nhiên trở về với ngôi nhà
của Cha chúng ta theo như kế hoạch của Người.
Không lúc nào trong lịch sử 18 triệu năm tiến hóa
của loài người mà giáo lý này được truyền cùng lúc
chỉ cho một vài người. Sự vén mở bức màn bí mật từ
lời chỉ dạy rất tiến bộ này và sự hưởng ứng của
nhân loại dành cho nó là do ý thức của loài người
ngày càng tăng lên một cách đáng kể trong vài trăm
năm trở lại đây. Vậy ai là người đã truyền cho
chúng ta giáo lý này và vẫn tiếp tục làm như thế?
Chính Đức Chúa, người đứng đầu hệ thống các Chân Sư
6Minh Triết! Tên của Đức Chúa là tên một chức vụ,
Trưởng các Vị thần tối cao. Dưới sự dẫn dắt của
Người là các môn đồ, các vị thần Thông thái, Đấng
từ bi, và Họ là hiện thân của tất cả những người
sáng lập các tôn giáo lớn của chúng ta. Đức Chúa
không chỉ thuộc về Kitô giáo, mà là người đứng đầu
tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống như: Chính
trị, giáo dục, triết học, nghệ thuật, khoa học, tôn
giáo và kinh tế. Dưới uy quyền của Người, các môn
đồ của Người, những vị Thần Thông Thái, có mặt tại
tất cả các nước, với mọi người thuộc đủ mọi tôn
giáo trong mọi lĩnh vực kinh tế và chính trị theo
một cách phù hợp với nhu cầu cũng như trình độ hiểu
biết của tất cả mọi người. Thời gian càng gần hơn
khi mọi việc được hé mở rằng tất cả các tín ngưỡng
7tôn giáo của chúng ta đều có cùng một nguồn gốc và
tất cả những người thầy vĩ đại của đạo giáo như:
Chúa Giêsu, Đức Phật, Thánh Moses, Krishna, Hermes,
Zoroaster, Mohammed, v.v… đều có cùng một nguồn
gốc. Họ đều là những người chỉ bảo cho chúng ta
bước chuẩn bị ban đầu để chúng ta có thể cùng chung
sống hòa thuận dưới cùng một Thượng Đế, với một
tín ngưỡng toàn cầu và với những quyền ngang nhau,
những cơ hội ngang nhau để phát triển đời sống tâm
linh cũng như sự tự do và hòa bình với sự bình đẳng
tuyệt đối bất kể tôn giáo, sắc tộc, chính trị hay
những khác biệt về dân tộc và giới tính. Chúng ta
có thể nhận ra được sự thống nhất và thiêng liêng,
cùng lúc chấp nhận tất cả những cách tôn kính và
tiếp xúc khác nhau với tổng thể thiêng liêng mà
8loài người đã phát triển qua nhiều thời đại và
trong nhiều tôn giáo khác nhau.
Từ năm 1949, hàng triệu người trên khắp thế giới,
những người và chức vụ thăng tiến nhanh chóng, đã
và đang học tập theo giáo lý này và nỗ lực thấm
nhuần bản chất của nó, so sánh nó với những sự việc
mang tính khoa học và tìm trong những nguyên tắc
của nó mối quan hệ nhân quả cho tư duy của chính
chúng ta và cả những trải nghiệm chủ quan trong
lĩnh vực tâm linh này. Sự thông suốt thật sự về
lĩnh vực này dẫn đến sự nắm bắt ngày càng rõ các
quy luật trên hành tinh và hệ mặt trời của chúng ta
ở cả phương Đông và phương Tây.
Thật thú vị khi ba người kiệt xuất từng khiến
chúng ta chú ý bởi giáo lý này đều là phụ nữ. Tại
9sao điều này lại xảy ra? Bởi vì họ là phụ nữ, nhờ
bản tính thiên phú họ có trực giác nhanh nhạy hơn
nam giới và mức độ cảm nhận bằng trực giác là một
bước cao hơn so với trình độ nhận thức bằng tư duy,
sẽ dễ kết hợp sự hài hòa với những quy luật của tự
nhiên hơn là trình độ tư duy.
Rõ ràng là sự thông thái của họ có một mục đích
chung. Mục đích này là chấm dứt cảnh chia rẽ, xây
dựng tình anh em giữa người và người, đồng thời
giúp nhân loại đạt được sự tự do cần thiết để theo
đuổi những mục tiêu mang tính tâm linh nhằm học
được những kỹ thuật cần thiết trong việc giao tiếp
với những Đại Đoàn trong vũ trụ.
Mỗi người trong ba phụ nữ kiệt xuất này đều giúp
chúng ta hiểu hơn về các khía cạnh trong đại dương
10bao la của sự thông thái này. Liệu chúng ta có thể
thật sự so sánh họ với nhau hay không? Không! Như
một nhà hiền triết lỗi lạc khi được hỏi đâu là ngôi
sao sáng nhất trên bầu trời đã trả lời: “Ai có thể
nói được điều này, chúng ta chỉ có thể bị mê hoặc
bởi ánh sáng huy hoàng của chúng”.
Ý tưởng chủ đạo:
Giáo lý Bí truyền đã dạy chúng ta, để trở thành
một Thượng Đế thiêng liêng và đầy quyền năng -ngay
cả Đại Đoàn - Thần thánh, Thần linh cổ xưa đều phải
trải qua giai đoạn làm người.
Khi chúng ta dùng từ loài người, nó không chỉ đơn
thuần áp đặt cho những ai sống trên trái đất này mà
cho cả những người đang sinh sống ở bất kỳ thế
giới nào, chẳng hạn những người đã đạt đến trạng
11thái cân bằng thích hợp giữa vật chất và linh hồn,
như chúng ta lúc này đây… Mỗi thực thể chắc hẳn là
đã giành được cho chính mình quyền trở thành thiêng
liêng, thông qua sự tự trải nghiệm.
12