Đầu chương Trang trước Trang tiếp Cuối chương Thoát
Con Đường Tâm Linh

DAN MILLMAN

CON ĐƯỜNG TÂM LINH

NXB LAO ĐỘNG

Lời Nói Đầu

Một loạt biến cố lạ thường đã xảy ra trong đời

tôi, bắt đầu vào tháng Chạp năm 1966, lúc tôi còn

đang học những năm đầu tại trường Đại học

California, Berkeley, vào lúc 3 giờ 20 phút sáng,

khi lần đầu tiên tôi tình cờ gặp Socrates tại một

trạm xăng phục vụ 24/24. (Ông ấy không tự xưng tên

thật của mình. Sau khi trò chuyện với ông vào tối

hôm đó, tôi nảy ra ý đặt tên cho ông theo tên của

một vị hiền triết cổ Hy Lạp; và ông cũng thích cái

tên đó.) Lần gặp gỡ này cộng với những cuộc phiêu

lưu sau đó đã thay đổi cuộc đời tôi.

1

Những năm tháng trước năm 1966 là quãng thời gian

mà cuộc sống đã mỉm cười với tôi. Lớn lên trong

tình thương yêu của cha mẹ và trong một môi trường

an toàn, về sau tôi còn chiến thắng trong Giải Vô

địch Thế giới môn nhảy bạt lò xo tại London, du

lịch khắp châu Âu và nhận được nhiều huy chương.

Cuộc sống mang lại những phần thưởng quý giá nhưng

không có sự bình yên bền vững hay sự hài lòng.

Bây giờ tôi nhận ra, theo một nghĩa nào đó, tôi đã

ngủ mê trong những năm tháng ấy và chỉ khi mơ thì

tôi mớ thật sự thức mà thôi – cho đến khi tôi gặp

được Socrates, người đã đến bên tôi với tư cách một

người bạn và một người thầy. Trước đó, tôi luôn

luôn tin tưởng rằng cuộc đời gồm chất lượng sống,

niềm vui và trí khôn là những quyền được thừa kế

2

tôi khi làm người, và tôi sẽ nghiễm nhiên được ban

tặng những điều đó khi thời gian qua đi. Tôi chưa

bao giờ nghi ngờ rằng tôi sẽ phải học cách để sống

– rằng có những pháp môn đặc biệt và những cách

nhìn về cuộc đời mà tôi phải nắm vững trước khi

thấu hiểu được một cuộc đời hạnh phúc đơn giản, mộc

mạc.

Socrates đã chỉ cho tôi sai lầm trong những cách

thức của tôi bằng cách đối chiếu chúng với con

đường của ông, con đường của người chiến sĩ hòa

bình. Ông không ngừng chế giễu cuộc sống mơ hồ,

đáng sợ và đáng lo lắng của tôi, cho đến khi tôi có

thể nhìn thấu qua đôi mắt của ông để thấy được trí

huệ, lòng từ bi và tinh thần u mặc. Ông chưa bao

giờ ngưng lại cho đến khi tôi khám phá ra sống như

3

một chiến sĩ là như thế nào.

Tôi thường ngồi bên Socrates cho đến tận sáng sớm,

lắng nghe, tranh luận và cùng cười với ông, mặc dù

đúng ra là cười chính bản thân mình. Câu chuyện

này dựa trên những cuộc phiêu lưu của tôi, nhưng nó

là một quyển tiểu thuyết. Người mà tôi gọi là

Socrates đúng là có thật. Nhưng ông ấy có một

phương cách hòa quyện vào thế giới, do đó thỉnh

thoảng thật khó mà nói được nên phân biệt rạch ròi

ra sao giữa ông và các bậc thầy cùng những kinh

nghiệm sống khác. Tôi hư cấu cuộc đối thoại, đôi

lúc cả trong các khung cảnh, thêm thắt vào chỗ này

chỗ nọ những giai thoại lẫn các hình ảnh ẩn dụ nhằm

làm sáng tỏ những bài học mà Socrates muốn tôi

truyền đạt.

4

Cuộc sống không phải chuyện của riêng ai. Một câu

chuyện lẫn các bài học của nó chỉ hữu ích nếu chúng

được chia sẻ. Do đó tôi đã chọn vinh danh vị thầy

của tôi bằng cách chia sẻ với bạn trí huệ sắc sảo

và tinh thần u mặc của ông.

Những chiến sĩ, những chiến sĩ, chúng ta tự gọi.

Chúng ta chiến đấu cho đức hạnh cao đẹp, cho sự nỗ

lực cao thượng, cho trí huệ siêu phàm, do đó chúng

ta tự gọi mình là chiến sĩ.

– AUNGUTTARA NIKAYA*

(*) Kinh Aunguttara Nikaya (còn gọi là Anguttara

Nikaya), dịch là kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư

trong năm bộ kinh tạng Pali, đã được hòa thượng

Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang tiếng Việt

năm 1976-1977, được Viện Phật Học Vạn Hạnh ấn hành

5

năm 1980-1981 (B.T.)

6

Hướng dẫn: - Về trang chủ: - Đọc tiếp: Phím hoặc nút Trang tiếp- Mở lại: Phím hoặc nút Trang trước- Đầu chương: Đầu chương- Cuối chương: Cuối chương- Thoát: Thoát