Đầu chương Trang trước Trang tiếp Cuối chương Thoát
Học Trò Thiên Mỗ

HỌC TRÒ THIÊN MỖ

Ngày xưa , từ thời Vĩnh Trị, ở làng Thiên Mỗ ( nay

là Đại Mỗ - Từ Liêm, Hà Nội ) có một câu bé tên là

Nguyễn Quý Đức, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Một hôm

sau buổi học sáng về quán nước dọc đường cái, Đức

ghé vào chơi. Chợt có ông Huyện đi qua cũng ghé vào

nghỉ

Ông huyên thấy Đức còn để chỏm, mặt mũi sáng sủa,

bèn hỏi rằng:

- Cậu đang cắp sách đi học, vậy đã học sách gì rồi

?

Đức đáp đã học hết sách Luận ngữ. Ông Huyện liền

ra một vế câu đối, dùng toàn chữ của Luận ngữ;

- Thực vô cầu bão, cư vô cầu an, quân tử chí.

( ăn không cần no, ở không cần yên, say đạo học

1

đúng chí quân tử )

Đức ứng khẩu đối ngay, cũng dùng toàn chữ Luận ngữ

- Chiêu nhi bất lai, huy nhi bất khứ, xã tắc thần.

( vẫy không chịu lại, xua không chịu đi, phò xã

tắc, đáng mặt bề tôi. )

Ông huyện rất kinh ngạc không ngớt lời khen ngợi

cậu học trò còn bé mà đã có chí lớn.

Lại một hôm nhằm ngày nghỉ học, quý Đức đi chăn

trâu, chẳng dè mải chơi để trâu xổng xuống phá một

đám ruộng trồng khoai của làng Cầu Đỏ.

Gặp khi có một ông Phủ đi qua thấy vậy liền sai

lính bắt trâu. Đến chiều, cha mẹ bắt Đức đến phủ

xin trâu về. Đức đang đọc sách liền tiện tay cầm

theo vừa đi vừa đọc. Đến Phủ, quan phủ thấy vậy hỏi

có đi học không ? Đức đáp đang đi học. Ông Phủ

2

nheo mắt nói

- Thế thì hay lắm! bây giờ ta ra một vế đối, nếu

mà đối được thì tha trâu, nếu không đối được ta bắt

cả trâu lẫn người. Rồi đọc rằng:

- "Khoai Đơ xanh tốt nhờ về Phủ "

Đức nghe xong đối luôn:

- Lĩnh Mễ vàng trơn bởi có Nghè

Ông Phủ thấy đối nhanh, văn Nôm cũng giỏi, lại có

khẩu khí hơn người, liền gọi lính đem trả trâu cho

cậu và tỏ vẻ quý mến lắm.

Câu đối Nôm này vẫn được truyền tụng ở địa phương

vì nó rất hay, nôm na dễ hiểu mà lại chơi chữ rất

khéo. Chữ "phủ" ở vế trên có hai nghĩa : "Phủ" là

dùng rơm rạ rải lên trên gốc những cây khoai sọ để

giữ độ ẩm thì khoai Đơ mới xanh tốt, mới ngon bùi.

3

Đặc sản " khoai Đơ Bùi - mùi Kẻ Láng " . Nhưng

"phủ" lại có nghĩ là quan tri phủ.

Còn chữ " nghè " ở vế dưới cũng có hai nghĩa. "

nghè là lấy chày nện tấm lĩnh cho nó min màng mà

trơn bóng mới có những tấm lĩnh đẹp nổi tiếng "

Lĩnh Mỗ ". Làng Đại Mỗ từ xưa vẫn có nghề dệt lĩnh

cổ truyền, đặc sản lĩnh trơn, còn đặc sản lĩnh bưởi

là lĩnh hoa. Nhưng chữ "nghè" lại còn có nghĩa là

ông nghè - tiến sỹ. Ông phủ khen Đức bé mà có chí

hơn người chính là ở chữ "nghè", có chí học hành đỗ

đạt cao.

Có người lại kể rằng, thuở trẻ, Nguyễn Quý Đức đi

học ở kinh đô Thăng Long, khi có việc thường hay

qua lại làng Mậu Lương, Đa Sĩ, tục gọi là Kẻ Đơ

thuộc phủ Quốc Oai và quan phủ nói trên là quan phủ

4

Quốc Oai.

Cậu học trò Thiên Mỗ Nguyễn Quý Đức về sau quả

nhiên đã đỗ ông Nghè- ông Thám- làm quan đến chức

Tể tướng triều Lê.

Đến nay , dân gian vẫn truyền tụng về tài xử kiện

của ông:

Hàng năm cứ vào ngày mồng sáu tháng giêng lại có

phiên chợ La Cả - cách chợ Mỗ chừng hai dặm đường.

Con đường ấy có một đoạn gần chợ Mỗ sát bờ ao nên

hay phải lội.

Một hôm, phiên chợ La vừa tan, có một ông thầy bói

và một anh hàng thịt cùng đi về Mỗ. Đến quãng lội

ấy, ông thầy bói nhờ anh hàng thịt cõng giúp qua.

Trong lúc anh ta đang dò dẫm từng bước lội cho khỏi

ngã, thì anh thầy bói ranh ma, thò tay vào bị anh

5

hàng thịt đang đeo trên vai rút lấy quan tiền rồi

kêu toáng lên là " ăn cướp, ăn cướp ". Anh hàng

thịt cũng kêu theo " Cướp, Cướp " . hai bên cùng

kêu toáng cả lên. Dân làng chạy ra, ai cũng bảo chỉ

có anh lành lấy của anh mù chứ lẽ đâu anh mù lại

cướp của anh lành được. Hai phe tranh cãi chảng ai

chịu ai, bèn kéo đến trình quan Thám Nguyễn Quý

Đức. Ngài sai người đun một nồi nước sôi mang lên.

Mọi người ngơ ngác không hiểu để làm gì? Bỗng thấy

ngài cầm quan tiền ném vào nồi nước sôi, lập tức

thấy mỡ nổi lên. Bấy giờ mọi người mới hiểu ra,

đích thị quan tiền là của anh hàng thịt. Lão thầy

bói tái mặt vội thú nhận ngay là hôm nay ế , không

ai bói nên mới làm bậy, lạy ngài tha cho. Ngài trả

quan tiền cho anh hàng thịt rồi cho lão thày bói

6

hai đồng kẽm mà bảo rằng: Từ nay phải bỏ cái tính

xấu ấy đi./.

Phạm Hòa

7

Hướng dẫn: - Về trang chủ: - Đọc tiếp: Phím hoặc nút Trang tiếp- Mở lại: Phím hoặc nút Trang trước- Đầu chương: Đầu chương- Cuối chương: Cuối chương- Thoát: Thoát