* CHƯƠNG MỘT
Cuối cùng thì thầy Bảo cũng nhận lời đến dự đám
giỗ của nhà cậu học trò nghịch phá của trường mình.
Người ta đồn đến tai thầy như vậy, chớ thầy chưa
thấy ai mét với thầy về chuyện nghịch phá của thằng
nhỏ. Đã là học trò, đứa nào chẳng có những trò
tinh nghịch. Như dán giấy viết những chữ đọc đến là
mắc cười lên lưng bạn. Phết phấn mầu lên cạnh bàn
để bạn dựa lưng vào là xanh xanh, đỏ đỏ ở lưng áo.
Đi sau bạn, hất nhẹ gót chân bạn, làm bạn lao đao
muốn té. Tất cả những trò đó mấy nhỏ học trò đời
này qua đời khác, bao giờ chẳng có. Nhưng ở thằng
nhỏ này, có những lời đồn nghe mà phát hoảng kìa.
Như chuyện đến lớp sớm, dăng giây ngay cửa lớp rồi
ngồi thản nhiên tại bàn học của mình. Hễ mỗi đứa
1bước chân vào lớp, nó chỉ cần kéo nhẹ cái chân là
cái giây căng ra làm có đứa chúi nhủi. Nó thản
nhiên tủm tỉm cười. Cái cười của nó khiến đứa bạn
có muốn giận cũng không giận nổi. Không những thế,
nó còn lôi cuốn chúng vào cuộc chơi. Cái giây cứ
tồn tại và lần lượt từng đứa, từng đứa bị vấp. Ban
đầu chỉ có thằng nhỏ tủm tỉm cười , sau đó là cả
bọn, hễ cứ có đứa vấp ,té nhủi là cả bọn cười rần
rần. Đại loại là những chuyện như vậy, đồn đến tai
thầy Bảo. Trong gần một ngàn học sinh của trường
này, ngoài những lớp thầy có tham gia dậy, thầy
quen không được mấy học trò. Thân thiết với từng
học trò lại càng hiếm. Tuổi của thầy bây giờ cách
quá xa tuổi học trò của sắp nhỏ. Ít thì là cha con.
Hơn chút nữa có thể thành ông nội , ông ngoại rồi.
2Nhưng với Khính, thầy lại có một cảm tình riêng
mặc dù thầy chỉ tham gia dạy cậu đôi ba tiết vật
lý. Thứ nhất, bao giờ gặp thầy nó cũng toét miệng
cười. Cái thằng có nụ cười đến lạ. Nó hồn nhiên sao
ấy, khiến người tiếp xúc với nó chỉ chút ít thời
gian cũng thấy gần gũi lạ thường. Thứ hai, mới mười
mấy tuổi mà nó đứng đã cao gần bằng thầy. Nhưng nó
mập hơn thầy nhiều. Mỗi khi đứng bên nó, thầy
tưởng như có một vệ sĩ riêng cho mình. Bạn bè gọi
nó là thằng mập thay vì gọi tên cúng cơm của nó là
Khính. Không phải vì sự khác lạ về ngoại hình mà
làm thầy có cảm tình, cái chính là ở chỗ nó mập thế
mà không ù lì, chậm chạp mà lại nhanh nhẹn và khá
nổi tiếng trong các môn tự nhiên, sở thích của nó,
mà cũng là sở thích của thầy. Thầy đã nghe thầy
3giáo dạy môn toán của trường kể một chuyện. Trong
khi dạy thầy đã dịch một bài toán từ sách nước
ngoài. Thầy cho mấy lớp thử làm. Nhưng chẳng có đứa
nào làm tới kết qủa. Nhưng tới Khính mập thì nó
làm xong. Thầy khen, cho nó hai mươi điểm. Nó toét
miệng cười và biểu:
-Thưa thầy, thầy còn bài nào khó hơn không.
Thế là thầy giáo dạy toán biểu nó là kiêu căng, có
ý không hài lòng. Nhưng cũng chỉ không hài lòng
vài bữa thôi. Sau rồi, đâu cũng vào đấy.
Sáng qua, nó lên phòng Hiệu trưởng.
-Thưa thầy, ba mẹ em mời thầy ngày mai đến dự đám
giỗ nội em -Nó nói ngay khi bước vào phòng .
- Chớ nhà em ở đâu ?
- Dạ không làm ở nhà em mà làm bên nhà bác Hai
4em. Bên Lộc An.
-Lộc An ?
-Dạ …Ba mẹ em nói, lẽ ra phải đến tận trường mời
thầy. Nhưng mong thầy thông cảm. Nhà em ai cũng mắc
công chuyện cả. Ba em thì ra đồng. Má em bán sạp
hàng ngoài chợ. Mờ đất đến tối mịt mới được về nhà.
Còn lũ em, em nó nhỏ quá. Nên ba má em giao cho em
phải mời cho được thầy về dự đám dỗ nội em…
- Tôi hiểu, tôi hiểu …
- Ba mẹ em biểu, thầy đừng từ chối. Rất mong ngày
mai thầy có mặt. Thầh có biết không, ba má em mong
gặp thầy lắm đó. Chẳng hiểu sao, hễ về đến nhà là
ba má em lại hỏi về thầy. Thầy ra sao? Khoẻ không?
Lóng rày ốm hay mập. Làm như thầy là người trong
dòng tộc nhà em không bằng. Thầy đến nghen. Thày mà
5không đến, coi chừng em bị đánh đòn đó, thưa thầy.
Thầy Bảo ừ hữ, không ra nhận lời, cũng không ra từ
chối. Còn Khính mập, hình như thế là đã làm xong
phận sự, nó quay ra sau khi nhìn thẳng vào mặt
thầy, ánh mắt ranh mãnh nhưng khá ngang ngạnh, cái
miệng thì toét ra cười. Khó mà từ chối được.
Nếu Khính mập tinh mắt thì có thể nhận ra ở thầy
Bảo cái giật mình rất nhẹ khi nghe Khính nhắc đến
hai chữ Lộc An .
Ở Tây Ninh này, Trảng Bàng có thể xem là vùng đất
cổ. Nó hình thành sớm gần như ngang với Sài
Gòn-Gia Định. Cách đây chừng ba trăm năm, trong
dòng người đi khai hoang mở đất, rong khi có người
tụ về làm nên phố xá ở hạ nguồn sông Sài Gòn, thì
6có một số người khác lại ngược sông Sài Gòn lên
trên này lập ấp sinh sống và trồng trọt cung cấp
những thứ rau màu cho dân ở dưới kia. Nên cũng có
lúc các nhà làm ranh giới địa lý hành chính đã ghép
Trảng Bàng vào với Sài Gòn -Gia Định. Nhưng việc
ghép vào rồi tách ra nó cũng giống như chuyện tào
phào. Hôm nay chính quyền này ghép vào. Ngày mai
chính quyền khác lại tách ra. Những người dân thì
Trảng Bàng thuộc tỉnh nào cũng mặc. Nhiều người cứ
hỏi vì sao đất này lại có tên gọi là Trảng Bàng. Có
cách giải thích mộc mạc thế này: Xứ này trước kia,
khi chưa có người đến khai phá vốn nó là một cái
trảng. Một cái trảng khổng lồ, mọc đầy những cây
bàng, thứ cây để người ta đương đệm, đương chiếu,
làm nóp … Gọi riết với cái tên Trảng Bàng, mà thành
7danh xưng. Đất rộng mà người thì không đông. Bên
này có con sông Sài Gòn, bên kia có sông Vàm Cỏ
Đông, ở giữa có một con rạch lớn không khác gì con
sông cũng có cái tên Trảng Bàng. Sông nước nhiều,
đất đai bằng phẳng nên dễ bề cho nông dân cấy hái,
trồng tỉa.
Ơ đây ngươi ta có một khu đất riêng nằm sát sông
Sài Gòn thể lập am thờ ông Đặng. Tương truyền rằng:
ba trăm năm về trước, ông Đặng đã dẫn dắt cả dòng
họ nhà mình rời xứ Quảng, gồng gánh đến đây. Khi đi
cả trăm con người. Khi đến rơi rụng gần hết. Người
bỏ cuộc dừng lại ngang đường. Người bệnh tật, chết
nằm lại. Người mắc vào vòng chiến của chúa Nguyễn
phương Nam chết oan, chết uổng. Khi đến xứ này trời
không còn sáng. Không có người đưa đường chỉ lối,
8đoàn người chỉ còn biết cắm cúi mà đi. Họ mong gặp
được một thôn xóm nào đó để dừng chân, có chỗ nhờ
che thân trong đêm lưu lạc. Nhưng càng đi càng hun
hút vắng. Khi bóng đêm đè xuống, thì đoàn người
không còn thấy những vệt mòn của con đường nữa. Bàn
chân họ bắt đầu bị níu lại bởi cỏ cây. Chỉ còn
cách nương theo vệt sáng của con sông lần theo bờ
mà đi. Nhưng rồi cánh rừng như một bức tường khổng
lồ đen đặc chắn ngang trước mặt. Đã nghe tiếng gầm
thét của những con thú rừng. Tiếng gầm thét miết
vào bóng đêm làm mọi người kinh hoàng. Bóng đêm
chùm xuống. Vùng đất lạ đầy bí ẩn như muốn nuốt
chửng những con người bé nhỏ, xơ xác kia. Bỗng nghe
tiếng đá đập vào nhau. Những tia lửa bắn ra. Ông
Đặng kêu người mò trong đêm tối những cọng cỏ khô.
9Còn ông ngồi kiên trì đánh lửa. Rồi đốm lửa đầu
tiên bắt cháy. Ngọn lửa lớn dần. Sau đó thành một
đống lửa to rừng rực cháy. Tất cả đoàn người tụ lại
quanh đống lửa. Ông Đặng đếm những người còn lại.
Ông đếm người như thành một thói quen trong suốt
chặng đường dài đi tìm đất sống. Nay mất một người,
mai mất một người khiến lòng dạ ông buốt rát rạt.
Nhất là khi phải chôn một đứa trẻ xuống đất vì
chúng không chịu đựng được gian nan, phát bệnh mà
chết. Những lúc đó, những người trong đoàn thấy ông
như kẻ mất hồn. Mắt ông nhìn đau đáu vào nấm đất
chôn đưa trẻ, vành môi mím chặ, hai tay nắm lại như
đang bóp một vật gì. Mỗi lần dừng chân ông lại đếm
người. Hôm nay cũng vậy. Trong ánh lửa chập chờn
ông lại đếm. Còn được bốn mươi chín người. Bốn mươi
10chín người trong mươi gia đình còn lại. Trai tráng
còn được mươi người. Còn lại toàn là đàn bà, con
gái và vài đứa trẻ. Mặt mũi ai cũng phờ phạc. Mắt
ai cũng đã thành những cái hố sâu. Ông lên tiếng.
Tiếng ông cũng đã khàn đục sau chặng đường dài cả
ngàn dặm đường:
- Bà con, anh em. Chúng ta cùng đường rồi. Chúng
ta đã đói khát ở quê. Nhưng càng đi lại càng đói
khát. Chúng ta chán ghét đất quê vì đánh giết liên
miên mà đi tìm đất sống. Nhưng hình như trời không
thương chúng ta. Con em chúng ta đã chết trên
đường. Nay chỉ còn bây nhiêu con người. Trời không
thương không lẽ đất cũng không dung. Thôi, ta không
đi nữa. Ta sẽ sống lại đây. Đừng sợ rừng rú. Đừng
sợ hoang vu. Còn hạt lúa giống nào ta thả xuống đất
11này. Còn con gà nào ta thả xuống đây. Còn con
người nào ta bám lại đây mà sống.
Ông Đặng rút cây gươm sau lưng ra, múa một đường.
Trong ánh lửa, lưỡi gươn phát ra một tia chớp lạnh
người. Một ngọn cây trước mặt ông rớt xuống. Ông
phóng lưỡi gươm cắm ngập xuống đất. Ông qùy xuống,
bái lạy đũ bốn phương tám hướng. Ông khấn. Lới khấn
khác ngày thường. Tiếng ông vang lên như sấm,
khiến mọi người quanh đống lửa cũng phải quỳ xuống
theo:
- Chúng tôi lạy mười phương trời. Chúng tôi lạy
mười phương đất. Chúng tôi lạy ông bà nơi quê cha
đất tổ. Mong đất, trời và ông bà phù hộ cho đám con
cháu lưu vong này được sống. Hôm nay, khấn suông.
Mai mốt ăn nên làm ra, bầy tui sẽ làm lễ đáp ơn.
12Xin đừng trách cứ.
Đêm ấy, mọi người ngũ giữa đồng không mông quạnh,
không một chiếc lều che sương chắn gió. Ngay hôm
sau cuộc sống mới bắt đầu. Những nhát dao đầu tiên.
Những nhát cuốc đầu tiên. Ho được xem là những
người khai sơn phá thạch của đất Trảng Bàng này.
Nhưng kể từ khai sơn phá thạch nên đất Trảng Bàng
này, người Trảng Bàng chẳng mấy khi được sống yên
hàn. Cái thế đất Trảng Bàng ngon lành. Muốn sang xứ
Miên phải qua Trảng Bàng. Muốn về Sài Gòn qua
Trảng Bàng. Nó giống như cái cổ họng, nên hễ có
loạn là những người phía đối nghịch chọn Trảng Bàng
làm bàn đạp đánh về Sài Gòn . Ngược lại phía bên
kia chọn Trảng Bàng tạo thế tìm mọi cách đánh và
dồn những người chống đối ra càng xa Sài Gòn càng
13tốt. Bởi thế mấy mùa giặc giã là mấy mùa dân Trảng
Bàng nếm mùi chinh chiến. Hồi Tây mới đánh vào Việt
Nam thì ở Trảng Bàng đã có ngay người đánh Tây.
Chuyện ông Đặng đời thứ năm tập hợp nghĩa quân,
khởi nghĩa ở Trảng Bàng, hưởng ứng lời kêu gọi đánh
Tây của cụ Nguyễn Trung Trực, truyền tụng trong
dân Trảng Bàng như chuyện cổ tích mà không chỉ trẻ
con, mà người lớn cũng thích nghe. Con cháu Trảng
Bàng tự hào mỗi khi nhắc đến cái tên ông Đặng. Có
người khởi nghĩa thì có người mượn danh dẹp loạn
đánh lên. Suốt cả gần một trăm năm qua, không khi
nào Trảng Bàng hết những cuộc chiến tranh. Lúc có
Việt Minh, thì Trảng Bàng là nơi tổ chức Thanh niên
tiền phong, hưởng ứng phong trào của Việt Minh.
Ngày ấy Rừng Rong là một khu rừng rậm rạp. Nghe nói
14còn cọp, gấu, beo sinh sống. Những người tham gia
Thanh niên xung phong đã chọn Rừng Rong làm nơi tụ
họp và cùng vung tay thề không đội trời chung với
giặc Tây Dương xâm lược. Cũng cầm giáo, cầm gươm,
cầm gậy tầm vông đi đánh giặc. Người Trảng Bàng sớm
định hình tính cách của mình: Nếu không theo nghĩa
quân đánh giặc thì thà làm người dân bình thường,
chớ nhất định không cộng tác với người ngọai bang,
không làm tay sai cho những kẻ liếm gót giày quân
xâm lược. Từng xóm, từng ấp, sống theo dòng, theo
họ. Trong dòng, trong họ có ai theo giặc thì đấy là
một nỗi nhục lớn. Trong những câu chuyện kể cho
nhau nghe, mỗi người đều có chuyện về con em mình
tham gia đánh giặc như thế nào. Những chuyện ấy
chẳng cần phải bí mật. Vì nếu có đàn áp người liên
15quan với người đi đánh giặc, không lẽ đàn áp hết
người Trảng Bàng này.
Thị trấn * Trảng Bàng cũng không phải ngoại lệ.
Hết đánh nhau với Pháp, bây giờ đánh nhau với Mỹ,
cứ hết lớp cha lại đến lớp con, thay nhau vào trận.
Thanh niên choai choai là đã bắt đầu theo cha anh
đánh giặc. Cũng có mấy anh bị bắt đi lính , nhưng
rồi cũng tìm cách đào ngũ trốn về vào rừng theo
Cách Mạng. Có anh bị bắt lính bị đưa ra tới vùng 1
chiến thuật ngoài tận Quảng Trị, cũng đào ngũ tìm
đường về quê tham gia vào đội du kích .
Thị trấn Trảng Bàng chỉ có một cái ngã tư và bốn
dãy phố. Nhà cửa cái thò, cái thụt. Toàn những nhà
được xây cất theo lối ngày xưa. Nhà chữ đinh, hai
mái và lợp ngói âm dương. Có cả những ngôi nhà khoe
16giàu bằng cách xây nhà theo kiểu đình chùa. Rộng
rãi và những mái đao nhọn và uốn cong ở bốn góc. Cả
người giàu có cũng không dám dựng nhà lớn, nhà
cao, sợ không làm mục tiêu cho pháo phía bên này,
thì cũng làm mục tiêu cho pháo bên kia. Cũng có mấy
cái hiệu buôn. Rất ít những hiệu buôn lớn .Hầu hết
là những hiệu buôn kiểu cò con.Bán toàn là những
đồ dành cho lính sài .Phố xá dân ít hơn lính .Thời
nào cũng đông lính .Lính đóng dọc đường suốt từ
* Thị trấn: Gọi theo địa giới hành chánh bây giờ
cho tiện theo dõi. ( NĐT)
Suối Sâu, An Tịnh lên giáp Gò Dầu. Đủ mọi thứ sắc
lính . Nhất là sau tết Mậu Thân. Những cuộc tấn
công của quân giải phóng ào ạt vào Sài Gòn làm rúng
động cả đất Trảng Bàng này. Một bộ phận quân Giải
17phóng cũng đã tấn công vào dinh quận trưởng Trảng
Bàng. Điều ấy không quan trọng. Quan trọng hơn,
việc tấn công vào Trảng Bàng còn để mở đường cho
những đoàn quân khác có đường tiến vào Sài Gòn
trong cái Tết Mậu Thân ấy. Nên sau Mật Thân, Ngụy
quyền Sài Gòn trổ lại làm chủ tình hình thì Trảng
Bàng là địa danh đầu tiên chúng phải chú ý đến.
Chúng biết, cách Sài Gòn chỉ khoảng một trăm cây số
là cả một vùng giải phóng rộng lớn. Nếu không trấn
giữ Trảng Bàng thì tại cửa ngõ này, lúc nào đoàn
quân cách mạng cũng có thể ào xuống tân công vào
dinh lũy Sìai Gòn. Vì thế mà thị trấn Trảng Bàng
giống như một trại lính. Lính tràn trên đường.
Đường lúc nào cũng khét lẹt xe nhà binh chạy. Thị
trấn bé xíu vậy mà cũng một dinh quận, đồn của cảnh
18sát, bót của bảo an, tua của dân vệ… Có thể gọi
Trảng Bàng là thị trấn lính. Trong các nhà buôn,
trong các tiệm ăn cũng lính. Thậm chí có những tiệm
ăn giờ lính ăn, dân không được bén mảng tới. Nhất
là những tiệm nổi tiếng như cháo lòng Thanh Tân, hủ
tiếu Trung Hiểu. Tiệm cơm Lộc Thư… . Có hai dẫy
phố chợ, nhà cũng thấp và cũ kỹ, rêu phong. Chẳng
ai lo chuyện tu sửa hoặc xây mới vì lo bom đạn
chiến tranh lúc nào cũng có thể chụp xuống. Nhà
lồng chợ chỉ đông chút ít lúc sớm mai. Người trong
quê ra bán ba thứ đồ hàng bông, bán xỉ thịt heo rồi
về. Người ngoài phố sáng ra cũng đảo qua chợ mua
ít đồ ăn trong ngày. Chỉ có mấy bà bán hủ tiếu,
bánh canh, cháo là ngồi lâu hơn ngoài chợ. Chẳng
mấy người ăn.
19Lâu lâu có mấy bà phụ nữ thèm quà vặt, hoặc
mấy đứa con nít vòi vĩnh muốn ăn hàng. Hàng quán
khác cũng lèo tèo giống như chợ quê. Vài hàng muối
mắm, dăm bẩy quầy bán hàng tạp nhạp…Người mua cũng
không nhiều. Phải thực cần mới có người đến chợ.
*
* *
Cuối cùng thì thầy Bảo cũng phải nhận lời đi đám
dỗ nhà thằng Khính mập. Mà lại là xuống ấp Lộc An.
Cái ấp nổi tiếng cứng đầu, cứng cổ, nói theo như
chính quyền Ngụy vẫn nói. Thị trấn thì lính đông
vậy. Nhưng sâu xuống các ấp một chút, ra đường
không biết ai là dân, ai là du kích. Thầy Bảo đã
nghe người ta nói vậy. Từ hồi nào đến giờ, những
xóm ấp của Trảng Bàng này không phải là nơi dành
20cho lính tráng. Trong các ấp, không thể có một cái
chòi nhỏ cho lính, chớ đừng nói chuyện đào hào, làm
ụ để lính đồn trú. Lâu lâu lại có một càn quét khi
bỗng nghe tin ở ấp nào đó xuất hiện lực lượng Việt
Cộng. Cuộc càn thường diễn ra rất nhanh. Chỉ trong
ngày. Trước Tết Mậu Thân những cuộc càn của lính
Mỹ đã từng làm cho những xóm ấp của Trảng Bàng này
giống như một cái chảo lửa. Cả vạn binh lính Mỹ
tràn vào Trảng Bàng, suốt từ An Tịnh sang Sóc Lào,
Đôn Thuận. Lính Mỹ đóng dài dọc lộ 19-26. đóng dọc
cả quốc lộ 1. Xe tăng, đại bác rần rần. Thế mà cũng
chỉ ban ngày tấn công vào xóm ấp, ban đêm lại phải
rút ra đóng quân dọc tuyến lộ hoặc những đồn bót
xây từ thời chống Pháp. Không đội quân nào của Mỹ
dám đóng quân trong các xóm ấp Trảng Bàng. Nhiều
21khi những cuộc càn diễn ra cho có lệ, chớ chẳng thu
hái được kết quả gì. Chính vì thế, Trảng Bàng có
thể chia hai vùng rõ rệt. Vùng của dân và vùng của
lính. Vùng của lính thì sắc lính nào ra sắc lính
đó. Còn trong những xóm ấp, dân và du kích như
nhau. Chỉ khác du kích thì lo chuẩn bị mọi thứ để
chống càn. Còn dân thì sáng, trưa, chiều, tối, khi
cây lúa, cây đậu còn phải trồng thì còn có người
trên ruộng. Ngay cả những du kích, họ cũng phải
xuống đồng. Súng đeo trên lưng. Lựu đạn dắt đầy
mình, lom khom bên những luống đậu, luống cà. Hồi
Tết Mậu Thân, súng đạn nổ ì xèo. Trong xóm, trong
ấp, không biết từ đâu mà bộ đội kéo ra ào ào, đánh
vào mọi nơi có lính đóng quân. Thấy lính co vào
đồn, bót, rồi lính lại bung ra. Thắng thua không
22biết về phần ai. Thấy xe chở xác lính cũng bộn.
Nhưng rồi xác Việt Cộng cũng bị lôi về phơi ngoài
chợ. Nay một người, mai một người. Ban đầu có người
còn tò mò mà đi coi, sau rồi chẳng ai coi nữa. Có
cả người của Trảng Bàng này bị giết và bị kéo xác
về phơi ngoài chợ. Những lúc có người như thế là
thị trấn Trảng Bàng giống như bị vỡ chợ. Thấy
người nhận mình là người thân của người bị giết,
kéo nhau cả trăm người lên đòi xác mang về chôn.
Cũng chẳng biết có phải người thân thiệt hay không,
nhưng lần nào cũng thấy rầm rập người kéo đi .
Lính tráng hầm hè, đe nẹt chán rồi cũng phải trả
xác cho người ta. Phần vì mấy người đàn bà làm dữ,
hết lớp này đến lớp khác kéo nhau lên quận, phần vì
xác cũng đã chuyển mùi… Chẳng biết có phải người
23thân thiệt không nữa nhưng thấy người đòi xác cũng
khóc thê thảm lắm. Sau này, người đi đòi xác đông
hơn. Họ đòi bất cứ cái xác nào. Cẳng biết có phải
là người thân thích hay không, nhưng hễ cứ kêu xác
Việt Cộng là có người đến khóc đòi. Hình như những
người đi đòi xác không biết sợ ai. Những người đàn
bà xứ này thực đáng sợ. Mỗi khi đụng chuyện họ tụ
tập lại rồi thì không lính tráng nào cản nổi. Như
hồi Mỹ càn vào Trảng Bàng đó. Có người đàn bà còn
ra đứng cản đầu xe tăng Mỹ nữa kìa. Mỹ thì bảo
trong ấp có Việt Cộng. Người đàn bà thì bảo: Việt
Cộng đâu tao không biết, nhưng xe mày đang phá đậu
phá lúa của tao là không được. Lính Mỹ kéo bà ra,
bà lại lăn vào. Bà nhổ cả khóm đậu dí vào mũi thằng
chỉ huy bảo: mày không biết đây là sự sống của tao
24sao. Ai có biết đâu ngay trong cái chòi canh đậu
của bà có mấy du kích đang ém. Lúc bà cản đầu xe,
cũng là lúc các anh tranh thủ gài trái. Lúc chúng
kéo bà ra được thì trái gài xong. Xe tăng chạy tới
đụng trái nổ cái rầm. Khi chúng tiến về phía trước
thì mấy anh du kích luồn ra phía sau, cài trái
tiếp. Chúng tiến không được, rút lui. Lại đụng trái
nữa. Còn bà già thì ngồi lu loa chửi quân Mỹ ác,
phá ruộng, phá rẫy, phá miếng cơm manh áo của bà.
Nước mắt nước mũi bà chan chứa trên mặt, nhưng khi
chúng vừa lui thì bà lại chửi mấy thằng du kích ác
nhơn là bà lo muốn chết.
Thầy Bảo biết được chuyện ấy qua miệng những học
trò trường ông. Tụi trẻ đâu có sợ gì ai. Gặp chuyện
chúng nói ào ào.
25Chuyện mới đây nhất là chuyện anh Châu, du kích xã
An Tịnh. Lính giết rồi còn móc mắt anh, vì sợ anh
hiện hồn về trả thù.
Nhưng trước hết là chuyện về vợ anh đã. Người ta
kể nhà anh ở cuối ấp An Qưới, của xã An Tịnh. Ngôi
nhà nhỏ xíu không đấy ba chục mét vuông mà có tới
sáu bảy người ở. Hai ông bà gìa. Vợ và năm đứa
con. Vợ anh là một người phụ nữ nông dân rặt. Nước
da bánh ít. Thân hình vững chãi. Ngực vươn cao. An
nói rổn rảng như đàn ông. Không biết anh Châu về
hồi nào mà chị đẻ liên tu năm đứa. Ba thằng con
trai, hai đưa con gái. Đứa nào cũng giống chị. Ngay
từ nhỏ đã lăn lóc sống khỏi cần đến sự ôm ấp nâng
niu. Khi còn bé xíu, lúc người ta phải lo bột, lo
cháo thì chúng đã nút cơm rồi. Khi nấu cơm, cạn
26nước chỉ cần thêm một chút nước vào một góc nồi,
Chỗ ấy khi nồi cơm chín sẽ nát hơn những chỗ khác.
Thế là thành thứ cháo cho con nít từ vài tháng đến
hơn tuổi. Thức ăn của con chị ngày nhỏ là như vậy.
Khi chúng lớn lên một chút, cơm bới ra, đứa nào
cũng cả tô, chan tí nước mắm với vài quả ớt là xong
bữa. Tối đến, chẳng cần phải dỗ dành đứa nào, gặp
đâu chúng ngủ đó. Co khi chị phải dọi đèn tìm khi
bỗng nhiên không thấy một đứa. Chúng ngủ cả ở ngoài
chuồng trâu. Muỗi mòng bay rào rào, thế mà chúng
cứ ngủ ngon lành được. Chỉ cảm ơn trời, không thế
anh đi quanh năm suốt tháng làm sao chị nuôi con.
Cả nhà ra ruộng. Mảnh ruộng gia đình ngày phía
trước mặt, khuất sau những bụi tầm vông. Ngôi nhà
chị lọt thỏm giữa những bụi tấm vông ken dày như
27thành luỹ. Cuộc sống cả nhà nhờ vào mảnh ruộng và
những cây tầm vông. Một tay chị quán xuyết hết.
Sanh con xong, chỉ ba ngày chị đã ra ruộng hoặc
ngồi đương dỏ cần xé.
Trong nhà, ngoài bàn thờ tổ tiên còn có một bàn
thờ khác. Thờ anh Châu. Trên đó có bức hình không
biết có phải anh hay không nữa. Đó là hình một
người đàn ông khăn đóng áo dài, khuôn mặt vuông,
lông mày rậm gần như giao nhau ngay giữa trán.
Người trong hình ngồi ngay ngắn trên một chiếc ghế
đai. Hai tay khuỳnh ra đặt trên đầu gối. Cả thân
người thẳng, căng cứng như đang thủ thế. Ai quanh
xóm hỏi chị cũng bảo: anh Châu chồng tôi đó. Nhưng
ảnh đang còn sống, làm sao lại thờ. Anh biểu thờ
thì thờ. Anh như vậy, chết sống lúc nào ai biết.
28Anh nói thờ đi để anh còn thấy mình đang sống. Hễ
còn nhìn thấy bàn thờ, là còn sống. Cả xóm này ai
cũng biết anh Châu. Nhưng chỉ biết loáng thoáng khi
anh còn nhỏ. Lớn lên anh biến mất khỏi xóm như
chưa hề có. Lúc canh về cưới chị, người ta làm đám
cưới thì bịt mặt cô dâu. Cón anh thì ngược lại. Ai
cũng ngạc nhiên thấy anh trùm lên đầu bằng một tấm
lụa đỏ. Chị giải thích: anh đánh giặc bị thương,
mặt anh gớm ghiếc lắm. Sau đám cưới lại thấy anh
biến mất. Người hàng xóm chỉ biết anh có về khi
thấy chị mang bầu. Thế nên thấy tấm hình, nghe chị
biểu đó là anh Châu thì người ta tin đó là anh
Châu, còn có đúng hay không thì chỉ mình chị biết.
Một lần bọn bảo an kéo nhau vào nhà chị. Thằng chỉ
huy chỉ cây súng côl vào mặt chị hỏi:
29- Chồng chị, thằng Châu ở đâu?
- Tôi không biết- chị thủng thẳng trả lời.
- Chị biết. Hắn vẫn về nhà này. Chị tưởng chị lập
bàn thờ nó là chúng tôi tin thằng Châu đã chết rồi
sao? Bọn tôi đâu có ngu. Thằng Châu xuất hiện
hoài hoài ngoài thị trấn kìa kìa.
- Ô hay, các ông biết thì đến mà bắt ảnh, sao hỏi
tôi?
Thằng chỉ huy bảo an ngắc ngứ. Nhưng hắn vẫn chưa
buông tha chị:
- Hắn có về chị mới đẻ được chớ…
- Đúng, anh ấy có về. Không về làm sao tôi đẻ,
phải không. Tôi con cả bầy nằm sẵn trong bụng nè.
Anh về là chúng dạ rân đòi ra. Nói ông không tin.
Chớ ảnh chỉ chạm vào đầu giường tôi nằm là tôi có
30bầu rồi. Nhưng mà này, chuyện tôi với ảnh là vợ
chồng đâu có liên quan gì đến chuyện quốc gia.
Mặt chị tỉnh queo, tay vẫn thoăn thoắt đương cái
dỏ cần xé dở dang. Tên chỉ huy bảo an gắt gỏng:
- Sao lại không liên quan. Thằng Châu là thằng
phá hoại. Còn chị, đẻ ra cái nòi phá hoại…
- Nè. Ông ném chuột phải né bình kiểng chớ. Ông
bà già ảnh còn ngồi trong kia, ông nói nòi nọ, nòi
kia là sao?
- Thôi tôi không lý sự nhiều với chị. Tôi hỏi:
thằng Châu bây giờ ở đâu?
- Ông dỡn hoài, tôi nói rồi, các ông thấy ảnh đâu
thì cứ bắt, cứ giết. Còn tôi thấy ảnh là tôi đẻ
con. Việc ai nấy làm. Không liên can gì đến nhau
hết. Các ông về đi, để tôi còn làm công chuyện.
31Không làm, con tôi ai nuôi…
Tên chỉ huy toan làm dữ:
- Ê tụi bay, bắt trói chị ta lại, mang về bót…
Chị cười:
- Lại bắt bớ hả. Thì cứ bắt. Nhưng bắt tôi thì
dễ, thả tôi thì khó à nghen…
- Khó cái gì mà khó…
- Là tôi nói khó với anh Châu nhà tôi kìa. Anh
không quen để ai ăn hiếp người nhà ảnh đâu…
Tên chỉ huy chựng lại, nhưng để vớt vát, hắn hô
lính lục soát khắp nhà tìm hầm bí mật. Đang trước,
đằng sau, trong bếp ngoài vườn, chỗ nào chúng cũng
thọc cây sắt xăm hầm xuống. Thằng chỉ huy nhìn hau
háu vào những mũi cây xăm. Hắn hy vọng nghe được
một tiếng sật và cây xăm lút xuống. Nhưng không.
32Không hề có cái gì. Hắn không ngời ngay tại chỗ chị
vợ anh Châu anh ngồi, bên cạnh những bãi cứt trâu
nhão nhoét kia là một nắp hầm, nơi anh Châu vẫn ra
về. Chúng cũng không thể ngờ răng trong những bụi
tầm vông kia cũng có những căn hầm. Nhưng muốn đến
được nắp hầm thì phải rúc vào giữa bụi mới thấy. Cả
bọn mồ hôi nhễ nhại bỏ cuộc. Trước khi ra về thằng
chỉ huy còn nói một câu thật vô duyên:
- Nè, tôi nói trước tôi sẽ còn quay lại đó. Lần
sau mà chị mang bầu nữa là tôi bắt chị đó. Tôi sẽ
làm cho chị không đẻ thêm được đứa nào nữa và thằng
Châu phải lòi mặt ra gặp tôi đó nghe.
- Ua, ông nói lạ chưa? – Vợ anh Châu lại thủng
thẳng- Ông không nghe câu: “ đàn ông vắng nhà, đàn
bà ngứa l.” hả? Lỡ tôi không chửa với anh Châu mà
33chửa với người khác thì sao. Ông coi sắp nhỏ nhà
tôi đó, có đứa nào giống cha nó trên bàn thờ không?
Con hàng xóm cả đó…
Chị cười dòn tan tiễn cả bọn ra ngõ.
Chúng cũng không biết ngay trong đêm đó, dưới căn
hầm bí mật, anh chị lại gặp nhau, nghe chị kể
chuyện anh cười váng cả căn hầm:
- Vậy hả? Vậy thì đếm nay ta làm đứa nữa nghe.
Chị nhéo vào lưng chồng:
- Ham. Đẻ cho lắm vào, đi suốt, mình tôi nuôi sao
nổi.
Nói vậy thôi, chị vẫn chiều anh. Không chiếu sao
được. Vợ chồng gần nhau đá mà như xa cách ngàn
trùng. Mỗi lần gặp là mỗi lần chui nhủi trong những
căn hầm hôi mùi đất mốc. Mà anh thì khoẻ như trâu
34. Chị to lớn là như vậy nhưng vẫn cứ phải nhoài
người sau mỗi lần làm vợ.
Cả thị trấn Trảng Bàng đồn rằng không một ai biết
anh ở đâu. Người ta cũng đồn rằng anh có cả chục
cái hầm bí mật ở thị trấn này. Hôm nay anh ở hầm
này, mai ở hầm khác. Có lần chúng đã phát hiện ra
anh, xua quân đuổi sát sau lưng mà thoắt một cái
anh như có phép độn thổ, biến mất ngay trước mắt
bọn chúng. Có lúc chúng thấy anh chui xuống một căn
hầm. Chúng vây cả một ngày trời, sau cùng phải
mang xe ủi đất đến, ủi tan nát cả một cái vườn.
Những cây tầm vông bị ủi tróc gốc. Những bụi chuối
bị băm nát. Những chiếc thuôn sắt chọc nát từng
vuông đất quanh cái hầm. Phát hiện được cửa hầm,
thẩy cả chục trái lựu đạn xuống. Nhưng đến khi khui
35tung căn hầm lên thì chẳng thấy anh đâu. Thì ra
anh đã theo ngách khác trốn mất tiêu. Có một thời
gian, bọn lính ở thị trấn Trảng Bàng đi đâu không
dám đi một mình. Có những bót thì tối đến là im
ỉm, chỉ có mấy ngọn đèn canh, còn lính thì kiếm
chỗ kín đáo mà lẩn trốn. Bọn chúng sợ anh xuất hiện
bất thần và cái chết ập tới không biết vào lúc
nào. Người ta còn đồn rằng anh không biết chữ. Mỗi
khi định đánh vào đâu là anh gởi đến đó một mảnh
giấy trên đó có vạch một chữ thập và khoanh bên
ngoài một cái vòng tròn. Muốn cảnh cáo chỗ nào anh
gởi đến đó một mảnh giấy chỉ có một quả trám. Người
ta cũng còn kể, có lúc một mình anh cưỡi chiếc
honda đam thả dài trên đường phố, có tên lính nhìn
thấy nhưng không dám la, vì cổ họng đã cứng lại
36rồi. Lâu lâu lại nổ cái đùng, dăm ba tên lính, có
khi có cả sĩ quan địch chết không toàn thây, chết
banh xác. Sau những cái chết như vậy, lại có bao
nhiêu chuyện đồn thổi về anh Châu. Không biết bao
nhiêu cách để chúng săn bắt anh. Chúng đã treo giải
từ năm ngàn đồng lên mười ngàn đồng và có lúc lên
ba chục ngàn đồng chỉ để cho ai báo được tin chính
xác anh Châu đang ở chỗ nào. Có lúc, chúng treo
giải cả trăm ngàn đồng để mua cái đầu của anh.
Nhưng chúng quên đất đây là đất Trảng Bàng, và anh
cũng là người Trảng Bàng. Người ta chỉ có thể che
dấu cho anh chớ không thể có người đi tố cáo anh.
Còn anh thì tương kế tựu kế. Lâu lâu lại có người
báo anh ở chỗ này hay chỗ kia, khi lính kéo tới có
khi chưa đến địa điểm được báo đã bị anh tặng cho
37một trái mìn. Có khi đến nằm phục kích đã, không
thấy anh , nhưng vừa nhổm lên, chưa kịp rút thì mìn
anh nổ tung. Anh bị lộ khi đang đặt mìn ở ngã ba
Vựa Heo, quãng giữa thị trấn với xã An Tịnh. Cũng
là chuyện xui rủi. Anh chưa kịp gài xong trái mìn
thì bỗng ở đâu xuất hiện một chiếc xe đò chở khách
xuống Sài Gòn. Anh lấy thân mình nằm đè lên trái
mìn, buộc cái xe phải tránh không đụng đến anh. Khi
chiếc xe chạy qua, thì cũng là lúc một chiếc xe
chở đầy bọn bảo an trờ tới. Ban đầu chúng chỉ nghi
ngờ. Nhưng khi anh chồm dậy, trái mìn lộ ra. Thế là
những khẩu súng găm vào anh mà nhả đạn. Ngay những
loạt đạn đầu tiên, chúng đã bắn nát một chân anh.
Anh lết vào một bờ đất, tử thủ. Khẩu súng ngắn của
anh bắn hết hai băng đạn. Anh dành cho mình một
38viên. Lính quận xáp lại, nhưng không dám lại gần.
Chúng xả súng bắn một hồi lâu, khiến thân thể anh
không còn lấy một chỗ nào lành lặn. Khi chết, anh
ngồi dựa vào một bờ đất, thanh thản như người ta
ngồi thiền. Máu anh tuôn ra, đỏ hết chiếc áo mặc
trên người. Hai mắt anh còn mở trừng trừng như tức
giận. Cả đám lính và sĩ quan nằm xuống, dương súng
trước mặt anh. Cho đến lúc anh chết rồi chúng vẫn
còn khiếp sợ, chưa đứa nào dám lại gần anh. Lát sau
, thấy anh không còn nhúc nhích nữa,chúng mới đứng
lên. Có cảm giác chúng đang đứng mặc niệm anh, mặc
niệm một con người đã từng là nỗi kinh hoàng của
chúng và chúng cũng không ngại ngần lộ vẻ thán
phục. Chỉ có tên chỉ huy có vẻ hung hăng. Hắn lấy
dao ra khoét cả hai con mắt anh , khiến cả đám lính
39rùng mình sợ. Sau này chúng kháo nhau, sống khôn
chết thiêng, tên chỉ huy sợ để hai mắt anh, nay mai
anh còn nhìn thấy chúng mà về báo óan. Xác anh
phơi ba ngày ngoài chợ, một tiểu đội lính canh. Vậy
mà đến đêm thứ ba, cái xác bị mất. Cả nhà anh gồm
toàn những người đàn bà lên dinh quận đòi xác, náo
loạn mất mấy ngày.
Tên chỉ huy nhận được mấy chục ngàn tiền thưởng và
được gắn một chiếc mề đay ghi công trạng. Nhận
tiền rồi, hắn mới thấy run khi chợt nhớ đến cặp mắt
anh bị hắn khoét. Ngay cả trong giấc ngủ hắn cũng
thấy cặp mắt ấy. Mấy hôm sau, sợ bị anh về đòi
mạng, hắn mang số tiền được thưởng đi cúng chùa
trên Gò Dầu. Chỉ dành một ít mua nhang, mua giấy
tiền ra chỗ anh bị giết, cúng anh.
40Miệng trẻ nít ai mà cản được. Chúng râm ran chuyện
anh Châu có đến cả tháng trời. Nhiều đứa công khai
nói thèm được như anh Châu, đến lúc nào đó làm
được một anh Châu thứ hai ở Trảng Bàng này thì mới
thỏa chí. Có những lúc chúng bày trò, lấy anh Châu
làm nhân vật chính cho cuộc chơi. Chúng biểu diễn
anh Châu giống như tướng trong các tuồng cải lương,
còn lính thì giống như những con thỏ đế. Trường
thầy lớn không thua gì mấy trường trên thị xã. Cũng
gần hai chục lớp với gần một ngàn học sinh, lo giữ
trật tự trong giờ học đã khó, làm sao giữ được
những lúc vui chơi, chuyện phiếm. Chuyện anh Châu
không biết thực hư tới cỡ nào, nhưng sau khi anh
Châu chết bọn địch ở Trảng Bàng chỗ nào cũng thấy
làm tiệc mừng. Chúng uống rượu và cười đắc chí vì
41nghĩ rằng sẽ không còn bất cứ kẻ táo tợn nào giống
như anh Châu ở Thị trấn Trảng Bàng này nữa. Chỉ
riêng tên chỉ huy hôm ấy không dám dự bữa tiệc nào,
và nhất là sợ uống rượu say, lỡ anh hiện hồn về
thì mạt.
Ap Lộc An càng nổi tiếng hơn nữa. Ngay từ thời
Tây, ấp Lộc An đã từng nổi tiếng là thứ dữ. Vài ba
ngày lính Tây bố ráp vào ấp, nếu không bố ráp thì
cũng cho mật thám vào ấp theo dõi sát, hoặc cho
lính tuần cầm chừng sáng chiều không biết giờ nào.
Có thời gian mật thám như ruồi trong ấp Lộc An. Khi
thì là một người hớt tóc dạo. Lúc là một người mua
bán ve chai lông vịt. Khi thì có kẻ khoác trên
người một mớ hàng kim khâu, chỉ, ống quẹt, bóp…
Miệng thì rao bán, mắt thì láo liêng nhìn trước
42nhìn sau. Loanh quanh những đường vào ấp cứ thấp
thoáng những bóng người lạ. Tất nhiên người Lộc An
đâu có chịu như vậy. Một hôm một người lạ bị bọn
trẻ chăn bò choang cho một cục đá vào đầu, đổ máu.
Một hôm khác một người lạ mặt bị bò húc gẫy xương
sườn. Hôm khác nữa, một người lạ mặt bất thần bị
một gậy tầm vông nằm chết giấc. Khiến sau đó hết
người lảng vảng quanh ấp luôn. Không do thám được
thì càn. Những trận càn liên miên và cũng nổ súng
liên miên, nhưng nổ súng vào ai thì không biết.
Thậm chí khi gặp người mà những tên chỉ huy không
biết có nên ra lệnh nổ súng hay không. Nổ súng chán
rồi quay ra, không bắt được ai, không giết được
ai. Thì vô thấy toàn là dân không hà, những người
dân mặt ai cũng hiền khô trong tay không có lấy một
43tấc sắt. Khi gặp lính càn vào nhà nào ở yên nhà
nấy, không ai chạy đi, chạy lại lộn xộn. Ngay cả
người đang làm ngoài đồng cũng đứng lặng yên hoặc
cứ công việc mình làm, lính càn mặc lính. Vậy thì
muốn bắn, muốn giết cũng không được...Nhưng hễ cứ
quay lưng lần nào cũng vậy, du kích ở đâu ùa ra,
súng nổ ì đùng. Quay lại, lại chẳng thấy gì, toàn
dân là dân không. Có lần, một tên chỉ huy ra lệnh
bừa bãi: Cứ nổ súng, ai chết mặc ai.Vô phước , hôm
ấy chúng bắn chết một người đàn bà. Thế là cả ấp
Lộc An tập hợp lại, khiêng xác người chết lên quận
đòi đổi mạng. Càn đã, nhưng khi quay ra rồi, bữa
sau lại nghe nói bộ đội du kích ngào trời trong đó.
Thậm chí, khi biết là như vậy, Tây cho lính vào
càn nữa, cũng lại thấy toàn là dân. Có khi vừa mới
44quay ra đã bị phục kích ngay ở bìa ấp. Đánh Mỹ, Lộc
An càng nổi tiếng hơn. Mỹ không thể thả bom đạn
bừa bãi vào vùng ven thị trấn, cũng không thể càn
mỗi ngày. Địch cũng dư biết, ngay cạnh nách mình có
cái ung nhọt, nhưng không biết có cách chi nhổ đi
cho được.
Ban đầu chúng cho quân vào dồn hết dân ra ấp chiến
lược. Nói dồn là dốn được sao. Gần cả tháng trời.
Lúc thì năn nỉ: ở đây là vùng nguy hiểm, bà con cô
bác vào ấp đi, chính phủ quốc gia sẽ bảo vệ, không
để Việt Cộng đụng đến cái lông chân của bà con. Vào
trỏng mần ăn được thì mần, không mần được thì quốc
gia trợ ấp. Muốn gạo có gạo , muốn thịt, có thịt.
Vô đi mà. Chẳng ai chịu nhúc nhích. Năm nỉ không
được thì vũ lực. Nay vài nóc gia, mai vài nóc gia.
45Đàn bà con nít gồng gồng gánh gánh, phía sau và hai
bên hông là lính và súng đi kèm. Khi đòn người lọt
hết vào phía trong hàng rào kẽm gai rồi, đám lính
lại hành quân tiếp vào Lộc An. Rồi lại tiếp diễn
những người gồng gánh và lính đi kèm. Riết rồi cũng
được gần một nửa số dân Lộc An bị dồn vào ấp chiến
lược. Nhưng vào đến ấp chiến lược rồi thì đủ mọi
thứ rắc rối. Người già thì nhăn nhó kêu bệnh tật,
chốc chốc lại kéo nhau toàn là những ông già bà già
đi kiếm người trị bệnh. Không đau bụng thì đau
lưng. Không đau lưng thì nhức đầu. Toàn là những
bệnh có khám cũng không biết là đau thực hay đau
giả. Con nít thì khóc la om xòm. Đứa này vừa nín
khóc, thì đứa khác lại la lên. Có đứa không chịu
khóc thì mẹ chúng kiếm cớ nạt cho khóc. Thiếu nước
46uống kêu lính đi xách. Có chỗ đi cầu không thèm
biết, biểu lính dẫn đường. Ngồi cầu mà lính bỏ đi,
xách quần chạy ra, la oai oải lại kêu đứng canh
dùm. Chẳng ai chịu nấu cơm ăn. Viện cớ nấu cơm có
khói Việt cộng bắn vào. Nhà này kêu nhà kia kéo
nhau đến lấy cơm lính về ăn. Lính đi đâu dân đeo
theo đó, có hỏi thì biểu đi gần lính để lính bảo
vệ, lỡ có Việt Cộng tấn công có lính đỡ đạn dùm.
Tính định cư cho dân mà thành cả một đám lộn xộn,
chẳng có tí trật tự nào cả. Sáng dồn dân vào ấp,
chiều dân lại về nơi cũ. Đã có lúc dồn được nhà dân
nào đi rồi, chúng nổi lửa đốt hết không còn lấy
một ngôi nhà của họ. Nhưng cũng chẳng giữ được dân
ở trong ấp chiến lược. Người ta vẫn cứ bung về kết
mấy tầu dừa làm chỗ ở tạm. Hôm sau nhà nọ giúp nhà
47kia làm lại nhà trên nền đất đã xám bụi tro. Nên
đến bây giờ ấp Lộc An vẫn là một địa chỉ đen, nhưng
không sao xóa sổ được. Những lúc ấp Lộc An hiền
lành thì như vậy, còn lúc Lộc An làm dữ thì cũng
ghê gớm lắm Ở Trảng Bàng còn lưu truyền chuyện ông
Tám bánh tráng, ở ấp Lộc An tạtnguyên cả nồi nước
sôi vào mặt thằng chỉ huy lính hồi chín năm đáng
Pháp. Thì cũng cứ nay càn, mai càn. Mà càn nhiều
qúa còn làm ăn gì nữa. Bữa đó, hình như chính đám
lính đi càn cũng chán chường vì những cuộc hành
quân. Chúng kéo vào ấp đi thơ thơ thẩn thẩn. Có vài
thằng kiếm mồi ngồi nhậu chơi với mấy người nông
dân. Thì cũng người Việt Nam cả với nhau. Lính gì
thì lính, cũng sinh ra ở những vùng quê trên đất
Việt này chớ đâu. Lột bộ đồ lính ra thì anh nào
48cũng giống người dân bình thường vậy. Có thằng coi
mặt cũng dễ thương lắm chớ bộ. Chúng chỉ đáng ghét
khi khoác đồ lính lên người và cầm khẩu súng nghênh
nghênh. Có người thì bị ép đi lính, có người vì
miếng cơm manh áo mà đi lính. Hạn hữu mới có người
vì căm thù cộng sản mà đăng lính. Mà những thằng
như thế trong lính cũng ít lắm. Chúng say máu, say
giết cộng sản nên lên làm quan rất nhanh. Đám con
nhà giàu làm lính cũng ít. Mấy khi chúng đi lính.
Có tiền, mua được sự bình yên liền. Còn nếu không
thì học cho xong tú tài, đi trường võ bị, ra cũng
là sĩ quan rồi. Tóm lại, đã là lính thì hầu hết là
con nhà nghèo. Kiếp nghèo, thân lính vậy thôi . Nếu
không chia chiến tuyến thì đâu có chuyện người này
cầm súng bắn người kia. Bữa nhậu hôm đó làm tại
49nhà ông Tám bánh tráng trong ấp Lộc An. Ông kiếm
dùm cho đám lính một con vịt. (Ở đâu thì dám lùa
bắt gà, bắt vịt ,chớ ở Lộc An này, thử cướp một
cái lông vịt coi). Ông kêu vợ làm thịt, luộc lên.
Nước thì bỏ vô ít gạo nấu cháo. Ông khui ra chai
rượu loại được nấu bằng nếp dẻo, mở nắp chai là đã
thấy thơm lừng. Đám lính khoái ông già tốt bụng
uống mềm môi. Lúc vui nhất là lúc ông Tám bánh
tráng lấy ra một cây đờn kìm. Ông mới chỉ khảy lên
vài tiếng là đám lính im re liền. Nhiều cậu nhỏng
cổ lên , hướng về phía ông Tám . Không ngờ cái ông
già tối ngày ngồi bên cái lò báng tráng lại có
giọng hát ngọt đến như vậy. Ông ca bản "Kinh Kha
tráng sĩ" mà như ông nói là do ông thích mà làm ra,
chớ chẳng phải của soạn giả nào hết. Nghe cũng có
50lý lắm.
"Kinh Kha chàng ơi, tay kiếm lừng danh khắp bốn
phương trời ai cũng kính phục. Vua Yên yêu rước về
nuôi như cưỡng. Thề một đi là không trở về. Nhưng
cái số Tần vương chưa mãn, nên Kinh Kha đã ra đi mà
mãi mãi không… về "
Đúng là lối nghĩ sao ca vậy của một ông nhà quê .
Nghe cứ ngồ ngộ. Vậy mà khi tả đến đoạn Kinh Kha
vung gươm không chém được Tần Thủy Hoàng, mà gục
chết dưới lưỡi gươm của quần thần nhà Tần, ông cũng
rơm rớm nước mắt, vẻ thương cảm. Chỉ thế thôi, sau
đó ông bắt đầu rủa Kinh Kha. Tráng sĩ gì hắn, ăn
hại thì có. Bao nhiếu vàng bạc châu báu. Nào gái
đẹp món ngon. Mất công rèn kiếm báu làm chi mà
chẳng chém được Tần Thuỷ hoàng nhát nào cho đã. Như
51ta nè, cần gì ai nuôi. Chẳng cần ai dưỡng, không
bạc vàng gái đẹp, nhưng thằng nào, con nào mà lấn
chiếm quê tao coi, tao đổi mạng. Phí công mà đi ca
ngợi Kinh Kha. Ca ngợi ngay ta nè. Mẹ kiếp thế nào
cũng có lúc tao cho lũ bán nước, cướp nước biết
nhát dao của tao.
Đúng lúc đó thì tên chỉ huy tới. Hắn chửi bới om
xòm. Hắn đá đổ cái nồi cháo vịt, đá đổ luôn chai
rượu và hất luôn cái mâm có mấy cục thịt vịt luộc.
Ông Tám bánh tráng bước ra cản, nó xô ông xem té
rụi. Ông điểm mặt nó:
-Trời đánh còn tránh bữa ăn, nghe xếp.
-Ở đây tôi là trời …Đ.má, lính tráng vầy đánh ai ?
-Lính tráng thời cũng là người chớ thần thánh gì.
Cũng phải ăn phải nhậu …
52-Ông nói thêm một câu nữa tôi đốt cái nhà này cho
coi …
-Mày dám …
Hắn chẹc mồi lửa .
Ông Tám chạy thốc vô nhà .
Mồi lửa bốc lên .
Ông Tám từ trong nhà bang ra. Trên tay ông là cái
nồi đáy để nấu nước tráng bánh .
Hắn giơ mồi lửa lên,cũng là lúc ông Tám vung tay.
Nửa nồi nước sôi tạt thẳng vào mặt hắn. Hắn la oai
oải. Tụi lính xốc hắn, đưa hắn về.
Điều trị vết phỏng khá lâu sau mới lành. Hắn trở
lại ấp Lộc An và lại tìm đến nhà ông Tám bánh
tráng. Trước cửa nhà ông những ràng bánh tráng vẫn
phơi trắng lốp. Thấy hắn bước vào, ông Tám chẳng hề
53rung rinh, còn hỏi :
- Sao xếp? Khỏe rồi hả …
- Cảm ơn. Khoẻ. May mà ông không lột được hết da
mặt tôi .
-Vậy chớ hôm nay ông tính đến đây làm gì ? Đốt
nhà, hay giết người. Không sao, cứ việc. Kinh Kha
một đi không trở về mà.
- Còn rượu không ông Tám…
- Rượu ? Còn. Hay. Cũng hay. Tính vờn như vờn
chuột phải không. Không sao, cứ chơi …
-Thôi mà ông Tám. Tôi ngán cái nồi nước sôi của
ông lắm rồi. Cho tôi ly rượu, xin được kết bái
huynh đệ với ông.
Ông Tám há hốc miệng vì ngạc nhiên. Hắn giải thích
:
54-Đời này tôi chỉ sợ một và kính một. Sợ là sợ đàn
bà .Còn kính là kính những anh hùng, thấy chết
không sợ. Đàn bà để sợ tôi đã có một. Đó là vợ tôi.
Còn kính, thì ông là người đầu tiên tôi gặp … Khi
tôi trở về đây, tôi ngỡ ông đã cao chạy xa bay rồi
chớ. Ai dè ông vẫn ở y nguyên …
Ông Tám bánh tráng cười ngất:
Mắc gì tôi phải đi đâu. Đất ông cha tôi ở. Bất
quá chết là cùng chớ gì . Chết được chôn ở đất ông
cha cũng sướng chớ.
- Tôi kính ông là ở chỗ đó đó. Mang rượu ra cha
nội, nếu không tôi kêu lính đi mua .
- Khỏi. Ba cái thứ rượu nấu bá láp, uống nhức đầu
thấy mẹ. Có rượu nếp đàng hoàng …ngồi đó. Có ngay …
Nói tưởng nói chơi vậy, ai dè làm thiệt. Bọn lính
55được bữa nhậu say sưa để chứng kiến hai người một
già, một trẻ bái trời đất kết nghĩa anh em.
Nghe đâu cả trung đội do hắn chỉ huy sau này đào
ngũ sạch .
Ấp Lộc An còn nổi tiếng vì câu chuyện như vậy .
Thầy Bảo không áy náy không được. Thầy vốn đã mũ
ni che tai. Thầy không muốn làm người của phía bên
nào cả. Với thầy, cố gắng dậy bảo lũ con trẻ, học
hành cho nên người là tốt rồi. Chớ còn tham gia vào
những cuộc tranh đấu không biết ai được, ai thua,
theo bên này thì chết với bên kia. Nên thầy rất
ngại khi vào ấp Lộc An. Thầy cũng biết rằng, người
trong Lộc An mà mời thì nhất định phải có mục đích.
Không vào là không được. Nhưng vào được rồi nay
mai ra, liệu có bị cảnh sát ghi tên trong sổ theo
56dõi không. Trăm sự ông chỉ mong có hai chữ bằng
an. Hồi kháng chiến chín năm chống Pháp, cũng có
lúc ông đã cầm súng và vào rừng làm anh bộ đội .
Nhưng sau này, thầy tự thú với mình rằng hồi đó có
tham gia cũng chỉ vì cái bệnh sĩ của tuổi trẻ. Thấy
người ta hát "cầm gươm xông pha xa trường " thấy
oai, nên cũng đi theo .
Cậu học trò Bảo lúc bấy giờ cũng thơ mộng lắm.
Học đến đệ nhị là người nhà đã đưa về Sài Gòn học.
Thấy học sinh, sinh viên người ta viết báo, cậu
cũng viết báo. Ai dè cậu viết hay, người ta in
nhiều, rồi mời cậu vào ban biên tập. Những ngày học
ở Sài Gòn là những ngày đi viết báo, đi làm thơ.
Sang đến đệ nhất thì Cách Mạng Tháng Tám, rồi kháng
chiến. Cậu thanh niên Bảo lúc bấy giờ cũng hăng
57hái vác gậy làm khởi nghĩa. Cũng chạy lăng xăng
trên đường phố Sài Gòn, dán truyền đơn, kẻ khẩu
hiệu, đi biểu tình ủng hộ cách mạng. Cách mạng mà,
rần rần khí thế. Người người lớp lớp nghe nói đến
Cách mạng cũng thấy rần rần trong máu. Thì cũng
nghĩ là Cách Mạng thành công, đất người Việt Nam là
của người Việt Nam. Nhưng chỉ được ít ngày, lại
thấy quân Pháp khoác súng đi nghênh ngang. Nghe nói
Pháp cũng là quân đồng minh, nên khi quân Anh –Ấn
vào giải giáp quân Nhật xong đã úp úp mở mở, bố cáo
với dân rằng quân đồng minh đã hết công việc ở
Việt Nam, công việc còn lại ở đây dành cho cho
người Pháp. Cũng lạ thực, mình cũng đã có chính
quyền. Sao không giao công việc lại cho chính quyền
của ta, mà lại giao cho Pháp. Ấy là nghe người ta
58nói vậy thực hư chẳng biết ra sao. Mới làm cách
mạng chừng hai tháng chớ mấy, mấy chục tiểu đoàn
lính lê dương đã kéo lên Tây Ninh. Việt Minh chẳng
có gì trong tay, ngoài mấy khẩu súng, mã tấu và ít
trái lựu đạn. Cầm cự được có một vài ngày, phải rút
sâu vào rừng. Lại thấy súng nổ lẻ tẻ ở Trảng Bàng
vì có người lại đánh Pháp. Thanh niên như thầy Bảo
lúc đó vào vệ quốc đoàn. Dưới Sài Gòn, bạn bè lôi
kéo, Bảo cũng xung ngay vào vệ quốc đoàn. Nhưng
người nhà không để cậu tiếp tục ở Sài Gòn nữa. Ba
má cậu kêu cậu về quê. Về đây ban đầu còn hăng hái,
cậu còn tiếp tục hoạt động. Người ta xếp cậu vào
nhóm tình báo. Mỗi lần nhớ đến chuyện này là mỗi
lần cậu mắc cỡ và tự nhìn nhận mình là một kẻ yếu
đuối. Có một tên gián điệp được bọn phòng nhì Pháp
59tung vào hoạt động ở thị trấn Trảng Bàng. Những
ngày đầu kháng chiến, y đã chỉ điểm bắt một số
người kháng chiến cũ còn nằm lại hoạt động. Chỉ huy
cách mạng ở khu vực thị trấn Trảng bàng lúc đó là
ông năm Thới. Ông kêu cậu lên và ra lệnh cho cậu
cùng đi phục kích, bắt cho được tên gián điệp đó.
Mấy ngày nằm phục cuối cùng thì hắn cũng lọt tròng.
Ông năm Thới dơ khẩu súng lên chĩa vào người nó,
bắt nó giơ tay lên và kêu cậu lại trói hắn. Chiếc
chạc trói trâu dẻo quẹu trong tay cậu cứ trựơt
hoài. Nhưng rồi cuối cùng thì cậu cũng gô được hai
tay hắn sau lưng và xiết sợi dây lại. Hắn được dong
về căn cứ. Ông năm Thới mới làm xong cái báo cáo,
thì quay ra hắn đã biến mất. Chỗ hắn ngồi còn
nguyên sợi dây chạc trâu. Ông năm Thới văng tục
60chửi thề một hồi khá lâu. Còn Bảo, cậu cúi gằm đầu,
thút thít khóc. Ông năm Thới văng tục: “ Đ. má
khóc con mẹ gì. Kiếm nó bắn bỏ…”. May mà đêm đó,
ông năm Thới đã hạ được hắn. Riêng Bảo, cậu cảm
nhận sâu sắc rằng mình thật vô dụng. Bộ phận hoạt
động nội thành và yêu cầu cậu quay lại Sài Gòn.
Nhưng cậu nhát, cậu nghĩ mới mấy bữa trước mình còn
cầm gậy biểu tình dưới đó, bây giờ quay lại, liệu
có bị mật thám theo dõi không, rồi lỡ nó bắt thì
làm thế nào. Cậu xin tổ chức cho cậu ở lại Tây
Ninh. Cậu lại được phân công sang nhóm trinh sát.
Nhưng mới qua mấy ngày luyện tập, người ta phát
hiện cậu không có năng khiếu về công việc này. Thôi
đành giao cậu cho bột phận tuyên truyền. Ở đấy cần
nhưng câu ca, hò vè, viết truyền đơn, may ra cậu
61thạo hơn.
Ngày ấy cậu yêu vụng nhớ thầm một cô gái ở quê. Vì
thế mà cậu không thể ở yên trên đơn vị. Cứ vài
ngày cậu lại kiếm cớ xin về. Nhà cô cách nhà cậu có
một hàng rào cây bông bụp . Hằng ngày thấy bóng cô
lướt qua, lướt lại trong vườn nhà bên, cậu bâng
khuâng, nhớ nhung lạ lắm. Mà đâu có có thể gần gũi
người ta. Bên ấy là một nhà khá giả hơn nhiều so
với nhà cậu bên này. Trong nhà có con sen, người
hầu. Cậu ấm bên ấy nghe đâu sang tận bên Tây học.
Cô con gái chẳng phải đụng chân, đụng tay đến việc
gì. Con gái người ta cấm cung. Lâu lâu, ra phơi
nắng hóng gió ngoài vườn, không mấy khi tiếp xúc
với ai .Về đến nhà là chiều chiều cậu ra bờ rào,
ngóng sang bên kia . Cậu chưa rõ mặt cô, nhưng cậu
62tưởng tượng, cậu suy đoán và cậu tạo ra trong tâm
tưởng mình một khuôn mặt thực đẹp về người con gái
bên kia hàng rào. Cậu còn tưởng tượng ra mùi hương
của thân thể cô gái một khi cô lướt đi trong vườn
bên kia. Thành ra có nhớ, mà nhớ theo kiểu tương
tư. Một hôm, cũng vì tương tư mà cậu làm thơ. Thì
cũng bươm bướm, mơ mơ, mây mây, hoa hoa, và thương
thương, nhớ nhớ vậy. Những bài thơ ém trong túi và
chờ người trong mộng đọc. Một hôm, dịp may đến. Cô
gái nhà bên đang ngẩn ngơ bên hàng rào, thì cậu
trai si tình cũng vừa ra sân .Cậu bèn ngồi xếp
những bài thơ đã viết thành những con bướm ném cho
lượn bay sang vườn nhà bên. Cô gái lượm lên. Cô
đọc. Đọc gì mà lâu thế ? Lát sau, cô nhìn sang bên
này kiếm tìm. Cậu kín đáo dơ tay vẫy cô. Cô nhìn
63sang, thấy cậu liền mỉm cười. Cô cũng cười với cậu.
Chỉ có thế thôi cũng đã làm cậu sướng điên lên
rồi. Sáng hôm sau, cậu lại ra cạnh hàng rào, những
mong gặp lại cô gái nhà bên. Khỏi phải kể đến
chuyện lòng dạ cậu bồn chồn như thế nào. Cậu hình
dung ra cảnh cô gái suốt đêm sẽ ôm những bài thơ
trên ngực, thao thức chờ ngày mai gặp lại người đã
tặng thơ cho cô. Biết đâu cô cũng làm thơ, những
bài thơ thay lời tâm sự, và cũng thành cánh bướm
bay sang tìm cậu.
Nhưng cô gái không ra mà là ông già của cổ bước
ra. Ông đi sát lại phía hàng rào. Ông bước những
bước nhẹ nhàng, hơn nữa cậu đang ngóng người trong
mộng, thành ra không tránh được đành đứng trước mặt
ông. Ông nói bâng quơ, nhưng cậu phải hiểu là ông
64đang nói với cậu, lời nói như khía vào lòng cậu :
- Con gái tôi nó còn nhỏ. Nó còn phải học hành. Nó
được dậy bảo tử tế, không giống như loài mèo mả,
gà đồng, ai ghẹo cũng được. Mà cậu nghĩ xem, cậu là
ai . Không lẽ tôi lại để con gái tôi sống ở đất
này suốt đời sao…
Có nghĩa là ông già đã biết có kẻ rình rập hái
bông hoa quý nhà ông. Đã thế ông còn vo viên những
bài thơ cậu ném sang bữa qua, thành một cục giấy,
ném trả sang vườn nhà cậu. Cậu buồn bã lượm lên và
nhất quyết ra đi không ở lại nhà nữa. Cậu mang
những bài thơ vào nhà, toan đốt. Nhưng tiếc, lại
thôi . Buồn , cậu về lại dơn vị. Mấy người biết
chuyện cậu làm thơ, chuyển cậu sang bên bộ phận
tuyên truyền cho phù hợp và gởi cậu lên đoàn 311.
65Nhưng cậu không theo nổi chín năm kháng chiến. Với
cậu, một chàng thư sinh, thấy mệt mỏi vô cùng. Hơn
một năm sau, cậu xin đơn vị cho về quê làm dân.
Ban đầu còn có người thuyết phục cậu, nhưng thấy
cậu có vẻ bết bát, làm rẫy không được, mà chống càn
thì toàn cáo bệnh nằm lại hậu cứ. Đơn vị cũng
không giữ nữa. Cậu về. Người nhà hỏi cưới một cô
gái trên phố cho cậu. Cậu không cự tuyệt, thì cũng
có vợ cho giống với người ta , chớ còn yêu đương
thì cậu đã dành cho cô hàng xóm, đến lúc đó vẫn
chưa nguôi ngoai. Cô hàng xóm không còn ở nhà nữa.
Nghe người ta kháo nhau rằng , ông chủ bên ấy đã
khánh thành một biệt thự dưới Sài Gòn, dọn cả nhà
về dưới ở. Nhà trên này chỉ còn để những cái bàn
thờ của dòng họ và một người làm nhang khói mỗi
66ngày.
Sau khi cưới vợ, người nhà lại cho cậu xuống một
trường tư ở Sài Gòn cho học tiếp. Cậu học luôn nghề
sư phạm, ra làm thầy. Cũng gần hai mươi năm làm
thầy rồi. Không ai nhắc gì đến chuyện xưa của thầy
nữa. Hình như mọi người đã quên anh vệ quốc đoàn
hồi kháng chiến chín năm rồi. Phía địch thấy thầy
là người hiền lành tử tế, không nghi ngờ gì. Còn
phía ta, thấy thầy không khai báo, vô hại nên cũng
chẳng nhắc gì đến. Hôm nay, bỗng có người mời thầy
đi Lộc An.
Nhưng không đi thì không được. Khi không có đâu
người ta mời mình . Ít ra cũng là nghĩa thầy trò.
Nên ông nhất định phải đi. Mà mắt Khính mập hình
như không muốn ông từ chối lời mời. Sáng hôm sau
67thầy quyết định đi ấp Lộc An . Ấp Lộc An không
giống như những ấp khác ở thị trấn Trảng Bàng này.
Nó nằm tút lút phía sau những căn nhà ngoài phố.
Sau những căn phố là những cách đồng. Những cánh
đồng ở Trảng Bàng này cũng khác nơi khác. Chiến
tranh là như vậy mà người nông dân cũng không bỏ
ruộng. Những ngày có mưa, người ta xạ lúa. Những
cánh đồng lúa xanh mát mắt. Nếu không có những
tiếng súng nổ râm ran, thì những cánh đồng xanh lúa
và những con cò trắng phau thong thả lội trong
ruộng, lội trên bờ thế kia, sẽ thanh bình biết mấy.
Hết vụ lúa người ta trỉa đậu. Những cánh đồng đậu
cũng xanh như một bức thảm khổng lồ mịn màng.
Những rặng dừa ôm lấy những mái nhà, càng có vẻ
thanh bình hơn. Đang mùa lúa trổ bông, hương lúa
68thơm dịu dàng nương theo ngọn gió phả vào mặt thầy,
dìu dịu. Nhưng cái cảm giác dễ chịu ấy chỉ thoáng
qua chốc lát. Những băn khoăn khiến thầy không còn
cảm giác gì với cảnh đồng quê êm đềm trước mặt .
Chiếc xe Honda 67 mới cảo của thầy Bảo vừa quẹo
vào con đường trong ấp là đã thấy ngay những cánh
đồng và những căn nhà nằm thấp thoáng sau những
rặng dừa. Thấp thoáng những tà áo trắng và những tà
áo màu. Đi sâu thêm một quãng nữa, ông bắt đầu
gặp những người đàn ông trong bộ bà ba đen và chiếc
khăn rằn vắt vai. Cách đây chừng ít năm, ai có dịp
vào ấp sao cũng bị xét hỏi khi gặp những người mặc
bà ba đen thế này. Đó là đoàn cán bộ bình định bên
quốc gia làm công vụ ở nông thôn. Họ học cách cùng
ăn, cùng ở, cùng làm của Việt Minh xưa để tìm cách
69tìm hiểu từng hộ gia đình, từng hộ dân, theo dõi
từng hoạt động của thôn xóm để tìm cách phá cơ sở
kháng chiến. Nhưng rồi, họ bất lực, vì bị cô lập
ngay chính nơi họ đến. Hôm nay, không có cán bộ
bình định nữa, mà họ là người của Lộc An, những du
kích. Chính họ là những người làm cho lính tráng ở
Trảng Bàng mất ăn mất ngủ. Ban ngày họ làm ăn sinh
sống bình thường vậy, nhưng tối đến với những hoạt
động xuất quỷ nhập thần họ trở thành mối đe doạ cho
kẻ thù. Ông không gặp ai là người quen. Những
người mà ông gặp trên đường nhìn ông vẻ dò hỏi.
Những ánh mắt nghi ngờ khiến ông lo ngại. Ông bỗng
thấy ân hận khi quyết định vào ấp dự đám giỗ Khính
mập mời . Chiếc sơ mi trắng, chiếc cà vạt tím khiến
ông lạc lõng hẳn trong cảnh sắc đồng quê này.
70Ông dậy học ở Trảng Bàng đã nhiều năm, nhưng hình
như ông chỉ biết con đường từ trường về nhà. Nhà
ông ở ngay dẫy phố đầu tiên tính từ đường từ Sài
Gòn lên thị xã Tây Ninh. Căn phố mà ông ở nó lọt
thỏm giữa những nhà chuyên bán những đồ tạp phẩm.
Vợ ông tuy ở phố, nhưng vụng đường làm ăn. Trước
đây đã có lúc bà cũng mở một quầy tạp phẩm như
người ta, nhưng rồi bán không lại, lại thôi. Bà
đành chịu cảnh sống dựa vào chồng, sống nhờ đồng
lương của chồng. Ông không đông con như người ta,
có thằng Hai cho đi học dưới Sài gòn rồi kiếm việc
làm dưới đó. Có một nhà buôn thuê cậu làm chân sổ
sách giấy tờ. Nghe đâu cũng được chủ yêu. Cô con
gái thứ ba cũng mười tám rồi, lên chợ mở một quầy
bán rau quả. Biểu cô lấy chồng, cô nguây nguẩy
71không chịu. Cậu con út có lúc học trường ông dạy,
trường Đức Thanh. Nhưng thấy học trường quận, dù
là trường do ông làm hiệu trưởng, kiến thức không
có là bao, nên ông lại gởi nó lên Sài Gòn ở với anh
và học trên đó luôn. Như vậy ở Trảng Bàng, nhà ông
chỉ còn lại có bốn người.Vợ chồng ông, cô con gái
và bà mẹ đã ngoài bẩy mươi. Ông dành gần hết thời
gian trong ngày cho công việc ở trường. Ngoài giờ ở
nhà trường, ông thích về nhà ngồi nơi cửa ngắm
người ta qua lại, Nói như thế không có nghĩa là ông
không hề biết đến phố xá đường đất của Trảng
Bàng. Ông biết hết, nhưng ít đi lại. Thời buổi
chiến tranh nhiễu nhương biết càng ít càng tốt.
Hoặc biết mà làm như không biết, tốt hơn.
Khính mập đón ông ngay ở đầu ấp. Nó đỡ tay xe cho
72ông và kêu ông ngồi lên để nó chở đi.Thằng nhỏ mà
chạy xe thiệt hay. Đường bờ ruộng vậy mà nó cứ chạy
phăm phăm. Ông ngồi sau, hai tay ghị lấy lưng
thằng nhỏ sợ té rớt xuống ruộng.
Xe dừng lại trước một căn nhà nửa nổi, nửa chìm.
Cũng khá đông người. Họ đã vào bàn. Chỉ có hai bàn.
Trên bàn cũng thấy mấy đĩa mồi không thấy thịt cá
mà toàn cóc ổi, bên chai rượu trong vắt. Chắc toàn
người trong họ. Thấy thầy Bảo tới, họ đứng dậy,
chào hỏi, vẻ thân thiết. Một người đàn ông thấp,
đậm, to ngang thoạt nhìn biết ngay là cha của Khính
mập bước tới xiết lấy tay ông, thật chặt:
-Chào thầy, thầy thông cảm không ra tận nơi để mời
thầy được. Thầy không trách tôi chớ.
-Đâu có.
73-Thầy thứ mấy ?
-Thứ Hai, còn anh ?
-Thứ Tư …
Bàn tay to, nhám, cứng gần như lôi ông và ấn ông
ngồi xuống bàn. Đúng là ông lạc lõng thiệt giữa
những người hoàn toàn nông dân. Ngồi bên cạnh họ,
ông thấy mình quá trắng, quá mềm yếu. Bàn tay ông
quá mảnh mai và ông thèm cởi phăng bộ đồ đang mặc
trên người cho hòa đồng với người ta. Ông Tư chỉ
hết thẩy mọi người, nói với thầy Bảo :
-Toàn là anh em, thầy đừng ngại
Một người ngồi kế bên thầy, nói oang oang :
-Thầy đừng ngại gì nghe. Thầy ở ngoải khác tụi tui
trong này. Ngồi chơi đây, chốc lát nữa bom pháo
không chừng. Khi có chuyện, thầy cứ chạy theo tụi
74tui nghe. Tụi này sống là thầy sống hè.
Ở ngoài kia không khí chiến tranh thấy bằng lính
chạy dọc, chạy ngang. Xe nhà binh rú rít ầm ào. Còn
trong này, thấy chiến tranh bằng những cái hầm,
cái hào, tưởng như lúc nào bom pháo cũng sẵn sàng
trút xuống đây. Nhưng xem ra có vẻ bớt ngột ngạt
hơn. Những người trước mặt ông đang nói cười vui vẻ
như không biết gì đến chiến tranh đang cận kề. Ba
của Khính mập quay hẳn sang phía thầy Bảo:
-Từ sau Mậu Thân đến giờ, căng quá, thầy. Anh em
tôi chật vật lắm mới trụ lại đây được …
Thầy Bảo phải ngầm hiểu anh em tôi ở đây là những
ai. Thì trước mặt ông đó. Những anh du kích áo
đen, khăn rằn và súng cạcbin. Thấy thấy Bảo nhìn
với anh mắt lo ngại, ông Tư vội chạy ra, nói nhỏ
75với mấy cậu du kích. Họ lặng lẽ rút đi. Thầy Bảo
bớt đi chút ít nỗi lo. Nhưng rồi khung cảnh lạ hoắc
nơi thôn dã và những đường hầm ngoằn nghoèo cứ ám
ảnh tâm trí thầy hoài. Cho đến lúc người ta ấn ly
rượu vào tay thầy, mời thầy đưa cay. Thầy tợp nửa
ly. Rượu nặng cháy trong cổ và khi nuốt vào trôi
đến đâu biết đến đấy. Hơi cay của ly rượu làm thầy
vơi đi những hoang mang. Nhưng thầy không dám uống
mạnh bạo như những người cùng mâm. Hình như không
thấy ai bốc mấy miếng cóc, mấy miếng ổi đã chẻ ra
trên bàn. Cái ly cứ chuyền từ tay người này sang
người khác. Họ uống rượu như uống nước lạnh vậy .
Bỗng có một bày tay khều nhẹ. Thầy Bảo ngoảnh lại,
thấy Khính mập đứng cạnh bên. Nó ghé vào tai thầy
:-Có người muốn gặp thầy. Thầy đi với em .
76Thoáng giật mình. Thầy biết mình đã đoán trúng.
Người ta mời ông vô đây không phải đám dỗ như Khính
nói. Ông đứng dậy đi theo thằng nhỏ. Cái thây nó
mập vậy mà khi lách trong những ngách hào, cứ gọn
ơ. Trong khi đó ông phải gằn bước chân mới theo
kịp. Cũng phải mất mười phút , ông mới thấy Khính
mập dừng lại. Nó chỉ một cái hầm chìm hẳn dưới mặt
đất và bảo :
-Thầy cứ vô trỏng. Người quen của thầy .
Ông bước vào cái lán và có cái cảm giác của một
người đang bước vào một cuộc phiên lưu. Ông không
nghĩ mình lại có người quen trong một khung cảnh
như thế này.Ai vậy cà ?
- Anh Hai.
- Có ai đó như vồ lấy bàn tay ông. Bàn tay xiết
77lấy tay ông như quen thân lắm tự bao giờ. Trong ánh
sáng nhập nhoạng, ông không nhận ra người trước
mặt .
-Không nhận ra tôi sao anh Hai. Út Sinh nè. Út
Sinh ba mười một nè…
Ba mười một. Cái thời dĩ vãng kia đã lùi sâu trong
ký ức của ông từ bao giờ rồi. Từ hồi "chín năm".
311 là một trung đoàn. Ngay ấy người ta chỉ biết
đến trung đoàn với những vũ khí tự tạo đầu tiên cho
kháng chiến. Những khẩu ngựa trời. Những quả lựu
đạn tự chế. Những trái mìn đánh tăng. Nhưng cũng
không ít người biết đến trung đoàn 311 là đơn vị
được coi là chính quy đầu tiên ở xứ Tây Ninh này.
Có cả những đơn vị sẵn sáng chiến đấu chống lại
những cuộc càn quét của địch. Đồng thời trung đoàn
78cũng là nơi huấn kuyện những đội quân đầu tiên cho
cuộc kháng chiến chống Pháo trường kỳ suốt bào
nhiêu năm trời. Thầy Bảo đã một thời sống ở đó với
cương vị một cán bộ tuyên truyền.
Ông nhận ra cái dáng cao cao, mảnh khảnh của người
trước mặt. Cái thời ba mười một với ông đã lui vào
dĩ vãng, nhưng có người ông chẳng thể quên. Út
Sinh là một trong số đó . Ngày ấy Út Sinh là tiểu
đội trưởng, là tay phát rẫy nổi tiếng. Những người
đi tăng gia sản xuất trên cứ gọi Sinh là kiện tướng
phát rẫy. Nghe nói người ta phát cây một dao chỉ
phát được một khoảng cỏ, còn Út Sinh, một dao là
trước mặt quang lâng. Ngày ấy, lâu lâu ông Bảo
xuống các đơn vị đọc thơ cho anh em nghe. Có lần
đọc xong bài thơ ông nghe có người chửi thề: "Đ.má
79thơ như thế thì đánh giặc sao nổi, đầu hàng mẹ nó
đi cho rồi ". Người chửi thơ ông chính là Út Sinh.
Mười mấy năm làm thầy, đủ thời gian làm ông quên
cây giáo và cái nóp của thời trai trẻ và yên phận
với công việc làm thầy. Ông cũng đã quên cả những
người ngày xưa sống chung ở ba mười một. Nói thì
nói thế thôi, người ta đâu có một chốc quên đi hết
thẩy, có ai xóa trắng được trí nhớ. Thì đó, hôm nay
lại có người nhắc đến thời ba mười một xưa, mà
người đó lại là người đã từng chửi vào mặt ông .
-Sao, nhận ra chưa, anh Hai .
-Nhận ra.
-Nhận ra sao buồn so vậy nè .
-Chớ vui làm sao được.Vậy ông tính sao với tôi
đây. Bắn, hay treo cổ …
80-Cha nội, nói cái gì nghe phát khiếp …
-Không phải sao. Ông không xếp tôi vào loại chạy
trốn hàng giặc sao?
-Giỡn. Ông hàng giặc, mắc mớ gì phải mời ông vô
đây. Một viên đạn, đủ rồi. Thôi, không bàn chuyện
đó. Thời gian không nhiều. Trước hết tôi báo ông
một tin không vui. Thằng Ban, em ông vào trỏng làm
bộ đội đặc công. Bữa đánh bên Hiếu Liêm, nó bị
thương. Hai mắt nó hết thấy đường… Nhưng nghe nói
còn có thể gỡ được, mấy anh trong bệnh viện đang
ráng ….
Thầy Bảo điếng người. Thằng Ban đi một mách, không
nhắn về một câu. Nhà chỉ có hai anh em. Nó thua
ông đến hơn chục tuổi. Khi ba chết , nó mới có năm,
sáu tuổi gì đó và ông thì mới cưới vợ . Chỉ khổ
81cho má. Từ khi biết nó vô rừng, mất ăn, mất ngủ.
Thở vắn than dài. Cũng thương cho má. Chồng chết.
Má ông ở vậy, thờ chồng, nuôi cho thằng Ban lớn lên
thành người và lo cho ông Bảo học hành xong, ra
trường về làm thầy. Lúc ông theo anh em vào ba mười
một, bà lo đứng lo ngồi. Ngày ông từ ba mười một
trở về, bà khóc ròng thương con. Ngày thằng Ban
lén bỏ đi , bà mất ăn, mất ngủ cả tháng trời.Cho
đến khi có người báo tin, có thấy thằng Ban về đánh
bót Ba Dệ miệt bên Suối Bà Tươi, bà mới yên lòng
chút ít . Nói yên lòng là nói vậy, đêm đêm vẫn thấy
bà thắp ngọn đèn chong trên bàn thờ chồng, lẩm
nhẩm khấn nguyện hoài. Nay mà biết tin nó hư hết
hai con mắt chắc bà khóc đến mù theo mất thôi.
-Bây giờ nó ở đâu?-Ông hỏi Út Sinh .
82-Trong Bời Lời, bên khu dân y. Ông có tính vô thăm
nó không?
-Lúc này thì chưa. Nhưng rồi sẽ có lúc …Nhưng tôi
nghĩ, không nên cho má tôi biết tin này. Biết, chắc
bả chết quá hà .
Út Sinh bỗng chuyển đề tài :
-Ông có biết trong Bời Lời mói mở một trường do
giải phóng mở không ?
Ông lắc đầu :
-Làm sao tôi biết…
-Tôi kêu ông vô là muốn giới thiệu ông vô trỏng.
Trong đó đang rất cần thầy giáo .
-Tôi đi sao được.- Ông Bảo nói hình như theo một
phản ứng tự nhiên khỏi cần suy nghĩ- Vợ con bìu
ríu. Má tôi cũng lớn tuổi quá rồi. Cả nhà bây giờ
83trông cậy có một mình tôi. Tôi mà đi chắc nhà tan
cửa nát quá hà.
-Tôi biết là ông sẽ trả lời như vậy mà. Ông có
biết vì sao tôi cho gọi ông vào đây không? Tôi về
đây hoạt động đã hơn một chục năm rồi. Tôi cũng đã
cho người theo dõi ông. Tôi biết, ông không làm
việc gì tổn hại đến anh em, và cũng biết trong nhà
trừơng ông chỉ chăm lo đến việc bồi bổ kiến thức
cho học trò. Ông còn chủ trương dạy cho các em biết
rõ lịch sử của nước nhà. Ông đừng hỏi ai cho tôi
biết. Nhưng tôi còn ở muốn ông nhiều hơn thế.Vậy
chớ ông không nghĩ vì sao những người như tôi hết
cuộc chiến này đến cuộc chiến khác cứ theo đuổi
hoài một việc là giải phóng đất nước? Theo ông chắc
tụi này điên, tụi này say máu, thích chiến tranh
84lắm hả? Hay ông cho rằng tụi này không có đất đai
sinh sống, nên bầy trò đánh nhau chơi vậy ? Ông
biết rõ quá mà. Nào ai muốn chiến tranh làm gì đâu,
nhưng khi không, Mỹ nó mang súng, đạn sang đây,
bắn vào người mình và biểu để bảo vệ hoà bình cho
thế giới, cho nước Mỹ. Lý sự gì nghe mà mắc cười
vậy. Ông có thấy người Việt Nam nào sang nước Mỹ
bắn người Mỹ chưa. Làm gì có. Đánh Mỹ trên đất Việt
Nam cũng bộn rồi, làm gì phải qua Mỹ đánh… Nói
giỡn chơi với ông vậy thôi. Nhưng chuyện này thì có
thực nè: Cứ còn Mỹ và tay sai của Mỹ là còn những
người như chúng tôi. Mà ngày xưa ông cũng đã từng
đứng chung hàng ngũ với tụi này mà. Tất nhiên cũng
có người như chúng tôi, và cũng có người như ông.
Người tiếp tục hăng say vào cuộc, người thì mệt mỏi
85tắt ngang, nghỉ ngơi, cũng là cái lẽ thường tình
vậy…
-Tôi biết, tôi biết chớ -Thầy Bảo bỗng nổi hứng
-Nhưng nếu ai cũng cứ lao vào cuộc chiến như ông
thì lớp trẻ sau này sẽ ra sao? Tôi nghĩ nhất định
phải có những người đứng ngoài cuộc, để lo những
việc khác chớ .
-Nhưng ông nhắm đứng ngoài cuộc được không? Như
thằng Ban em ông đó. Nó bị thương cùng mình, nó đui
hết hai con mắt, không lẽ ông dửng dưng đứng ngoài
cuộc?
-Vậy chớ làm gì bây giờ -ông Bảo vẫn đeo đuổi ý
nghĩ của mình -Nó làm, nó chịu. Đó là việc của nó .
-Tôi không ngờ ông lại vô tình đến như vậy. Và
không lẽ tôi phải giải thích thằng Ban nó bị thương
86vì ai. Những người đồng chí chúng tôi chết vì ai.
Ông thờ ơ trong cuộc chiến với tiếng súng gõ cửa
mỗi nhà thế này, tôi không hiểu nổi .
Thầy Bảo vô cùng ngạc nhiên. Theo thầy được biết
thì khi gia nhập bộ đội ông Tư Đẩu, anh chàng Sinh
này mới học bình dân học vụ.Có nghĩa là mới xóa
được mù chữ. Thì cứ cho là thời gian lâu lắc mới
gặp nhau, nhưng anh ta cứ theo hoài cuộc chiến thì
thời gian đâu mà học hành. Vậy mà anh ta lý sự thầy
khó cãi lại .
-Anh Út này.Tôi xin được nói thiệt với anh, tôi
không có được lá gan như các anh. Có thể bom đạn
không sợ, nhưng tôi sợ cái khổ triền miên. Qủa thực
tôi không làm sao theo nổi ?
-Vậy ông có theo nổi sự sợ hãi triền miên không?
87Có thực là ông không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến
tranh này? -Sinh bỗng văng tục-Mẹ kiếp.
Thầy Bảo mở to mắt nhìn Út Sinh .
Út Sinh không chờ câu trả lời của thầy Bảo, nói
tiếp:-Tôi không có ý tranh luận với ông đâu nghe.
Không phải thiếu những người như ông ở đất nước
này. Cũng không thiếu người tranh thủ cuộc chiến
này mà làm giàu. Có người sống hai mang, gần bên
nào thì ủng hộ bên ấy.Đúng thế, loại người nào cũng
có hết. Nói tóm lại tôi mời ông vô đây là có việc
nhờ ông …
Một lần nữa thầy Bảo lại chột dạ.Thầy biết làm gì
được ngoài công việc lên lớp và quản lý nhà trường
mỗi ngày. Thầy không muốn đụng chạm đến ai và cũng
mong đừng có ai động đến mình . Nhận lời làm giúp
88Út Sinh tức là mặc nhiên đứng về một phía.Có mạo
hiểm lắm không … Đã biết thầy là người ngoài cuộc
sao còn tính nhờ thầy ?
*
* *
Thầy Bảo về đến trường lúc xế chiều. Không mấy
khi ông rời khỏi trường trong thời gian lâu như vậy
.
Bữa nhậu sau đó cũng chẳng phải đám giỗ đám quải
gì. Những anh em thân thiết lâu lâu rủ nhau lại
chơi cho vui vậy thôi. Nhưng nếu không mời đám dỗ,
làm sao thầy Bảo có thể vô đến trong đó. Ông Bảo bị
người ta níu kéo nên không thể về ngay được. Và
ông Bảo cũng biết, người ta cố tình mời ông để tiếp
xúc với ông ở một mục đích khác .
89Thì ra người trong Lộc An còn biết nhiều về Ban
hơn ông. Thằng em trai nghịch như quỷ thần xem ra
phù hợp với công việc của anh lính đặc công, xuất
quỷ nhập thần. Ban đầu thì nó cũng theo bạn bè gia
nhập bộ đội địa phương Trảng Bàng. Thấy nó lanh
lợi, đơn vị cử nó lên tập huấn trên R. Nhưng lên
đến nơi, người ta lại phát hiện ở Ban một khả năng
khác, thông minh, nhanh chân, lẹ tay,hoạt bát trong
mọi công việc. Thế là họ bổ xung nó vào lực lượng
đặc công của Miền. Cánh bộ đội Trảng Bàng mất người
kêu quá thể. Trên mới bổ xung nó về địa phương làm
huấn luyện, nhưng nhất định không cắt quân số về
Trảng Bàng nữa. Thấy biểu nó là bộ đội đặc công chớ
ông biết đặc công là cái gì. Nghe chuyện mới biết
lâu lâu thằng Ban có về đây. Nó về làm huấn luyện
90gì gì đó. Vậy mà nó gan , không thèm về ngó đến
nhà, không ngó gì đến anh em. Chắc là nó ỉ i có ông
chăm sóc mẹ rồi.Vả lại có về cũng nguy hiểm, đã
mấy lần cảnh sát quận đến nhà ông, hỏi thăm về nó.
Nghe nói sau khi bị thương, tỉnh lại, nó đòi được
chuyển viện về dưới Trảng Bàng, cho gần quê , và
nếu có thể, nó còn gặp được mẹ, gặp anh. Nhưng khi
thấy mình không còn nhìn thấy gì nữa, nó biểu đừng
cho ai biết tin về nó, nhất là với má. Nó sợ má
biết tin sẽ không chịu đựng được. Người ta có nhắc
đến con nhỏ người yêu của thằng Ban. Hai đứa quen
nhau cũng đã vài năm rồi. Cô là lính bên giao bưu,
chuyên chạy công văn từ căn cứ về các huyện. Con
nhỏ vậy mà lớn gan. Khi biết thằng Ban bị thương,
cô dám bỏ đơn vị chạy đi kiếm dưới viện dân y dưới
91Bời Lời. Kiếm ở đó không gặp, cô chạy tuốt luốt lên
Tân Biên, sang Lò Gò, kiếm viện quân y.Vừa sớ rớ
vô đến trong ấy, bị bắt nhốt liền. Cô đập cửa nhà
giam la hét chỏi trời. Mấy ông chỉ huy mới gặp cô
hỏi han tử tế. Cô khóc sụt sùi. Cô kể cho anh chỉ
huy biết rằng đã yêu Ban như thế nào. Cô còn nói
thêm hai đứa chưa hề thề non hẹn biển gì, nhưng
trong lòng cô chỉ có Ban. Anh ấy bị thương, không
ai cho cô biết, nay còn bắt giam cô nữa thì có oan
không chớ. Nhưng đến lúc người ta hỏi thế anh ấy bị
thương ở đâu, ở mặt trận nào, ở trận đánh nào, con
nhỏ điếc ngắc không sao trả lời được. Thế là cô
lại dở bài khóc khóc mếu mếu đòi đi tìm người. Anh
chỉ huy đơn vị cảnh vệ trên cứ mới nhỏ to thế nào,
cô nín và trở lại trại giam chờ tin. May làm sao
92những người làm giao liên đã sớm thông báo về anh
đặc công bị thương ở trận Hiếu Liêm. Người ta mới
đưa ngược cô lại Bời Lời và không ngờ cô lại gặp
anh ở ngay viện dân y trước đó cô đã tìm. Con nhỏ
bám riết ở bệnh viên không chịu về đơn vị nữa. Cô
biểu về làm gì, về thì cũng làm nhiệm vụ thôi, vậy
thì ở đây làm hộ lý, cho bệnh viện, nấu ăn, chăm
sóc cho Ban được rồi. Người ta hỏi: thế không sợ
đơn vị báo đào ngũ sao? Tui tự đến rồi tui tự đi,
tôi không phản bội, chỉ giặc đến đánh cứ là được
rồi. Đơn vị này báo đào ngũ, nay mai anh ấy khỏi
tui đi đơn vị khác. Không lẽ hết chỗ cho tui rồi
sao. Tôi đi đánh giặc, chớ tui có đi chơi đâu. Mà
đánh giặc thì ở đâu không được. Công nhận con nhỏ
gan. Nghe người ta nói , nó được chấp nhận làm ở
93dân y để chuyên chăm sóc cho thằng Ban. Thôi thế là
thằng Ban cũng có phước mà gặp được nhỏ đó. Nhờ
chuyện nhiều về Ban mà thầy Bảo bớt lo lắng. Ông
cũng nhâm nhi vài ly rồi đứng dậy xin phép về. Ba
của thằng Khính mập níu giữ hoài không được đành
chịu, nhưng nhắc đi nhắc lại khi nào có dịp mời
thầy vô chơi nữa. Khính mập lại chở ông chạy tưng
tưng trên đường bờ ruộng, sau đó toét miệng cười
chia tay với thầy ở mí giáp ranh đường vào trung
tâm thị trấn. Ông chạy xe về trường giấc gần giữa
trưa.
Ông thường trực vừa gặp ông nói ngay :
-Có người đang chờ thầy trên văn phòng .
-Ai vậy ?
-Ông Cuộc , cảnh sát quận …
94-Ổng đến lâu chưa ?
-Dạ lâu. Từ đầu giờ. Không biết có chuyện chi mà
không chịu về …
Thầy Bảo bước vào phòng làm việc của mình, nặng
trĩu lo âu. Sao ngày hôm nay nhiều chuyện đến như
vậy. Mới gặp Út Sinh đó , chuyện còn chưa nguội
trong miệng. Bây giờ lại tiếp chuyện cảnh sát.
Không lẽ y đã biết chuyện ông vào Lộc An .
Ông bỗng nhớ đến chuyện mà Sinh nói: Liệu ông tính
có thể đứng ngoài cuộc được không. Đây không biết
là lần thứ mấy cảnh sát Cuộc đến kiếm ông ở trường.
Chưa lần nào y có thái độ tử tế với ông. Lần nào
cũng có chuyện gì đó để hăm dọa. Mấy lần đầu , ông
cũng hoảng ,nhưng rồi sau này, gặp riết, ông cũng
quen dần, nhiều khi còn cố tình bỏ ngoài tai những
95lời hắn nói. Thì ai làm gì đó thì làm, thầy không
tham gia thì thôi, mắc mớ gì thầy lo.
Làm thầy thời Tây, khác hẳn làm thầy thời Mỹ.
Ngày xưa, Tây có đi càn mà gặp trường học nó còn
kiêng ra. Trường của Tây, hay trường của ta gì cũng
vậy, nổ súng ở đâu thì nổ, chớ nhất định không nổ
súng ở sân trường. Ngẫm ra nước nào có thời văn
minh cổ, cũng trân trọng người làm thầy, trân trọng
nơi học hành. Còn cái đám thực dân mới này và cả
lũ tay sai của chúng chẳng từ một chỗ nào hết.
Trường Đức Thanh mà thầy làm hiệu trưởng cũng đã
qua hai thời, thời Tây và thời Mỹ.Thời Tây,Tây muốn
vào trường làm gì, kể cả lúc nghi ngờ có người
hoạt động cộng sản trong trường, cũng phải có giấy
tờ trước rồi vào sau. Vào cũng chỉ làm những việc
96đã được nêu trước trên giấy, chớ không làm việc gì
khác. Còn bây giờ, học trò đang học nghiêm túc,
cảnh sát đập cổng rầm rầm đòi xét hỏi. Cổng mở ra
,kéo cả bầy vào trường, chạy rậm rịch, không coi ai
ra gì. Cũng chẳng cần thầy cô giáo có đồng ý hay
không, mang súng lùa ráo học sinh ra sân, còn trong
lớp tha hồ chúng lục cặp, lục tập của học trò. Lục
đã, quăng ném lung tung. Học trò vô lại lớp, mất
không biết bao nhiêu thời gian để thu xếp lại bàn
học của mình. Thời Tây, cái ngành giáo dục vậy mà
còn dễ thở. Chớ thời này, nó cũng giống như bất cứ
công sở, cơ quan, hay xóm ấp nào đó. Lính là có
quyền tối cao. Cảnh sát Cuộc đến trường thầy Bảo
không phải là lần đầu. Từ hôm hắn về nhậm chức cách
đây dăm bẩy năm, là hắn đã đến thăm thầy luôn luôn
97rồi. Nhất là hồi đảo chính ông Diệm, hồi đó hắn
mới về. Nơi hắn đe nẹt đầu tiên là trường Đức Thanh
của thầy. Hắn biểu, gì chớ cái đám học sinh, sinh
viên, không coi thường được. Sau đám tăng ni phật
tử là lớp này. Lớp này có lúc còn mệt hơn tăng ni
phật tử. Nói cho ngay, dân Trảng Bàng không phải
dân thích đấu tranh chính trị, không thích biểu
tình, mà chỉ thích cầm súng, đánh thẳng tay không
nhân nhượng. Hồi còn tranh tối tranh sáng, lúc mà
còn đòi hiệp thương tổng tuyển cử, dân Trảng Bàng
có đấu tranh. Thì họ cũng muốn mềm mỏng để mong sớm
đón chồng con họ đã ra Bắc tập kết được trở về.
Chớ còn như bây giờ, chỉ khi nào phải làm reo,
không cho Mỹ ném bom bừa bãi vào xóm ấp, hoặc đi
đòi xác người nhà bị lính bắn chết trong những trận
98càn, là những người dân Trảng Bàng kéo nhau đi rần
rần. Như đã kể ở trên rồi, người Trảng Bàng sống
thành ấp, thành xóm theo dòng họ, nhìn qua nhìn lại
sao cũng ra bà con mình. Thì cùng bà con đi đòi
xác người thân thì cũng là đòi xác bà con mình chớ
ai. Nên Cuộc có lo cũng bằng thừa. Nhưng Cuộc cũng
dư biết rằng, những thằng nhỏ, con nhỏ học trường
Đức Thanh này có đi học lên nữa hay không cũng tùy
thuộc vào gia đình. Ít người đủ sức cho con mình
học cao hơn. Có người còn nghĩ thời chiến tranh
loạn ly, học đến đâu hay đến đó. Nhất là đám con
trai, nom nớp lo bị bắt lính, nên lớn lớn một chút
có người cho con mình theo giải phóng cái đã. Đã có
lúc Cuộc nói thẳng với thầy Bảo: Tôi biết trường
này là trường đào tạo nhân tài cho Việt Cộng. Bữa
99nào thầy cho cho tôi xin cái danh sách học trò của
thầy bây giờ đang theo Việt Cộng nghe .
Cảnh sát Cuộc bước những bước dài trong phòng làm
việc của thầy Bảo, vẻ sốt ruột hiện ra trên nét
mặt. Thầy Bảo hỏi ngay khi vừa gặp y :
-Có việc gì cần đến tôi vậy, thưa trung úy ?
-Việc chết người, thầy không biết sao …
-Trời đất …
-Cái đám học trò của thầy làm loạn cái thị trấn
này rồi, thầy có biết không ?
-Làm sao tôi biết …
Chẳng biết vì nóng nực, hay bực bội mà y mở tung
cả nút áo ngực ra, vơ đại trên bàn thầy Bảo một
cuốn sách, quạt phành phạch .
-Cho đến hôm nay, tôi chưa có gì làm bằng cớ,
100nhưng tôi xin báo để thầy biết nếu có bằng cớ, rất
có thể cái chỗ này của thầy cũng không yên đâu .
Lâu nay, thầy Bảo lấy nụ cười để khiến việc, nhưng
hôm nay nghe cảnh sát Cuộc nói, ông không nén được
giận :
-Xin ông cảnh sát nhớ cho, đây là văn phòng của
tôi …Tôi nghĩ ông cũng đã từng ăn học chớ …
Hình như bị quê, Cuộc cúi đầu vẻ nhận lỗi.Y mềm
giọng :
-Mong thầy thông cảm. Chuyện căng quá, nên tôi đổ
quạu. Nhưng thầy cũng nên biết một vài chuyện mà
hiện nay chúng tôi đã biết .
Y ngồi xuống nhẫn nại kể hết mọi chuyện cho thầy
Bảo nghe,thì cũng vẫn toàn chuyện rải truyền đơn,
viết khẩu hiệu, chỉ có khác là y đóng sống, đóng
101chết cho lũ học trò của thầy làm. Càng kể, mắt y
càng vằn đỏ thêm. Kể một hồi mà rồi hắn chẳng kết
luận được gì. Hắn hỏi thầy Bảo, nhưng lại cũng
chính hắn trả lời :
-Thầy thử nghĩ coi, những nét chì xanh đỏ ấy không
phải của học trò thì của ai. Những mảnh giấy kẻ ô
ly đó không của học trò thì ở đâu ra? Tôi mong thầy
bảo ban lũ học trò của thầy, kẻo rồi hối cũng
không kịp …
Thấy Bảo nhìn y chòng chọc. Đúng ra, như mọi lần,
thầy cứ ngồi im, mặc cho y nói gì thì nói, nói đã
rồi thôi. Nhưng lần này, thầy thấy hắn bỗng trở nên
khó ưa. Cái miệng rộng ngoác của y thấy ghét, cặp
môi dầy của y thấy ghét, hai con mắt xấc xược của y
nhìn thầy khinh miệt cũng thấy ghét. Thầy Bảo nói
102với y:
-Ông nói đủ chưa. Ông nên biết, học trò tôi có gần
một ngàn đứa. Ông coi, toàn con nít ranh không hà.
Nếu có một vài đứa nghịch phá không được lòng bên
cảnh sát các ông cũng là chuyện thường tình. Nhưng
ông phải có chứng cớ đàng hoàng mới giúp tôi dậy
bảo chúng được. Còn ông cứ nói khơi khơi vậy, coi
chừng ông xúc phạm tôi đó. Nếu không còn việc gì
nữa mời ông về, để tôi còn làm việc.
Cảnh sát Cuộc ngạc nhiên nhìn thầy Bảo. Chưa bao
giờ hắn gặp sự phản ứng mạnh như thế ở thấy Bảo.
Những lần trước chỉ có hắn nói, còn lần này, thầy
Bảo nói như chọc giận hắn. Hắn không biết thầy Bảo
đang ngổn ngang những suy nghĩ. Thầy không muốn bất
cứ ai làm phiền thầy vào lúc này.
103Cảnh sát Cuộc vơ lấy cái nón chụp lên đầu rồi bỏ
đi.Thầy Bảo biết không phải chuyện đơn giản mà hắn
chờ thầy lâu như vậy chỉ để nói đôi ba lời thế rồi
bỏ đi. Thầy bước ra cửa phòng. Sân trường lúc này
đã vắng người. Những đứa học trò lớp chiều cũng đã
về hết. Cánh cổng ngoài kia cũng đã khép lại .
Chiếc Hon da 67 của ông đã được ông già gác cổng
dẫn vào để ở dưới gốc phượng vĩ. Chiếc xe trở nên
cô độc giữa một sân trường rộng rinh. Một ngày sắp
tàn, nhưng cái ngày này nó là ngày gì mà ông gặp
toàn những chuyện chẳng được như ý. Thì ai làm gì
thì cứ làm đi , mắc mớ gì cứ phải kêu thầy vào
cuộc. Cảnh sát nghi đứa nào rải truyền đơn , viết
khẩu hiệu thì cứ bắt về đồn mà hỏi, ông có can dự
gì vào đó. Còn Út Sinh, muốn lôi kéo đứa học trò
104nào của ông thì cứ lôi kéo, sao bắt ông phải bảo
đảm chuyện học hành của chúng. Nghĩ thì nghĩ vậy,
nhưng ông lại rất băn khoăn. Dẫu sao cũng không
thể để cho học trò của mình lọt vào tay cảnh sát
được. Ông bỗng nhói lên khi nghĩ đến Ban, thằng em
trai ông. Biết nói sao với má về nó bây giờ …
Ông bấm chuông kêu ông thường trực.
Ông thường trực là một ông già khá đẹp lão. Nhìn
ông người ta nghĩ rằng trước đây nhất định ông phải
là một nhà giáo. Mái tóc bạc đáng kính. Bộ râu dài
cũng đã bạc, với những sợi trắng như cước. Hai mắt
sáng quắc và nghiêm trang. Tính tuổi, thì đáng có
thể cho ông về hưu được rồi Nhưng xét về sức khỏe
và tính tình thì trường chưa muốn cho ông nghỉ. Ông
làm thường trực ở trường Đức Thanh này từ thời
105Tây tới giờ. Lâu lâu, ông còn giở tấm hình chụp
chung với ngài thanh tra giáo dục người Pháp khi
lên giám sát chuyện thi cử ở trường này.
Mỗi khi có chuyện gì khó khăn ở trường này thầy
Bảo thường dành thời gian ngồi tâm sự với ông
thường trực. Tuổi hai người chênh nhau cũng gần cả
chục năm ,nhưng thầy bảo kính phục ông thường trực
già này ở tính kiên trì và có những nhận xét tinh
đời. Thời Tây ông đã học xong bậc tiểu học. Mà chỉ
bậc tiểu học thôi ,ông thường trực đã có đủ vốn để
giao dịch với người Pháp. Ông bước vào phòng làm
việc của thầy Bảo, tự nhiên như vốn có.
-Có chi không thầy .
-Anh Ba, ngồi chơi với tôi một lát được không?
-Chơi. Bộ thầy rảnh rang lắm hay sao mà chơi. Có
106chuyện chi nói đại tôi nghe thử coi .
Thấy Bảo lưỡng lự không biết có nên nói chuyện
mình vừa tiếp xúc với Sinh hay không. Rồi có nên kể
chuyện mới căng thẳng với cảnh sát Cuộc hay không.
Ông Ba thường trực hiểu ý :
-Thầy khỏi nói. Tôi biết những băn khoăn của thầy.
Làm thầy thời nay cũng khó, phải không thầy .
Ông Bảo rót ly nước lạnh đưa mời ông thường trực
và gật đầu :
-Đúng thế đấy bác Ba. Tôi có cảm giác hình như
mình chẳng phải làm thầy. Mà đời này ai cũng làm
thầy được, và họ là thầy ngay cả mình.
Ông Ba cười sảng khoái :
-Mặc kệ người ta thầy ơi. Người ta dù có muốn làm
thầy, cũng đâu có đủ tư cách .
107-Có đấy, bác Ba. Tôi chỉ làm thầy trong học đường.
Còn ngoài đời , tôi cảm thấy mình ngây ngô lắm.
Ngay cả lúc vào tuổi như tôi rồi. Một bên họ biểu :
Không lẽ tụi này thích chiến tranh lắm sao, thích
mang tính mạng mình ra mà giỡn chơi sao. Cũng đúng
thực, không biết họ có khùng khùng, điên điên không
há? Tôi mới gặp một người quen …
Ông thường trực này hay là ở chỗ đó, ông khiến
người ta dễ dàng nói ra những điều khó nói một cách
tự nhiên. Ông đưa mắt khuyến khích thầy Bảo.
- Một người quen từ thời chín năm. Bác đừng lo.
Người ta không bắt tôi về tội dinh tê hồi đó đâu.
Mà còn tâm sự rất cởi mở nữa kìa.
-Thầy đâu có phải người ác, mà lo người ta trả thù
…
108-Có thể là như vậy. Mười mấy năm rồi anh ta sống
cứ chui chui, lủi lủi, nay chỗ này, mai chỗ khác.
Chính quyền săn đuổi như săn thú. Thò mặt ra là có
thể bị bắt, bị giết …Vậy mà, họ không ngừng, họ
không từ bỏ. Bác Ba có biết vì sao không …
- Biết, tôi đã chẳng ngồi đây với thầy. Tôi cũng
có thời kéo cờ Việt Minh rồi chớ. Nhưng, quả thực
tôi không có gan. Cũng có lúc tôi tính ra làm việc
quan. Nhưng làm quan cũng có thời …Thôi tốt nhất cứ
làm cái ông gác cổng cho trường này mà lại hay.
Đến thầy là đời hiệu trưởng thứ ba rồi đó …được cái
là yên thân …Mấy đời thầy hiệu trưởng không ai bỏ
tôi. Thú thực với thầy, cũng có lúc tôi muốn làm
trai cho đáng nên trai lắm. Nhưng thời đại cứ loạn
lạc mãi như thế này, thân trai nó cứ bấp bênh làm
109sao ấy. Tìm cho ra chỗ an toàn cho mình thực khó,
phải không thầy …Người ta tìm đến chùa để tu hành,
còn như tôi với thầy đâu có thể đi tu được. Chúng
mình còn ham muốn nhiều qúa. Sao nữa thầy .
Ông thường trực bỗng hỏi ngược. Hiểu ý, thầy Bảo
tiếp:- Ông bạn hồi chín năm cứ làm tôi nghĩ hoài.
Vậy chớ anh Ba không hỏi vì sao tôi lại nói chuyện
này với anh sao ?
- Không, hỏi làm chi. Thầy muốn nói thì thầy nói,
không thì thôi, tôi hỏi để làm gì. Nhưng có điều
nhất định chuyện gặp gỡ đó làm thầy khó nghĩ phải
không ?
- Không khó nghĩ bằng chuyện mới rồi gặp cảnh sát
Cuộc.- Có chuyện gì sao ?
- Có, anh Ba. Ông ta nói, học sinh của trường mình
110có mầm loạn. Nhưng thế nào là loạn, anh Ba? Không
lẽ chúng làm cộng sản. Tôi không tin.
Ông thường trực trầm ngâm :
- Tôi cũng tính nói chuyện đó với thầy đó. Lâu
nay, trường mình nhiều chuyện lạ lắm. Tôi làm
thường trực trường này mấy trào rồi. Nhưng chưa bao
giờ thấy như bây giờ .
- Chuyện gì? Anh Ba nói tôi nghe được không?
- Ví như chuyện cảnh sát liên tục xét trường chẳng
hạn. Có bao giờ như thế này đâu. Một tháng vài
lần. Xét chẳng thấy cái gì, mà cứ xét hoài. Thầy có
thấy học trò bây giờ nó bướng bỉnh hơn xưa không.
Hình như chúng nó không hề sợ cảnh sát. Cảnh sát
đứng đầy sân trường, mà chúng cứ giỡn như không. Có
đứa không chỉ giỡn mà còn chọc quê nữa. Mới hôm
111rồi nè, đám cảnh sát mới vừa khám xét xong, chân
chưa bước ra khỏi cổng trong này đã có đứa la lên:
Trời ơi tao có củ khoai luộc, chỉ cảnh sát vô thôi
mà mất rồi nè. Có đứa còn la: Củ khoai luộc ăn nhằm
gì, nhỏ kia kìa có cái quần mang theo để phòng khi
sợ cảnh sát té đái còn thay, cũng bị lấy mất rồi
đó. Con nít bây giờ miệng lưỡi quá trời.
- Không, không phải như anh Ba nói đâu. Hình như
không phải chúng nó miệng lưỡi khôn ngoan mà hình
như có ai đó ở sau chúng xúi dục thì phải. Ờ mà
không, đến cả dân bây giờ người ta cũng không còn
sợ cảnh sát nữa kìa. Tôi không nói chuyện đó làm
gì,chuyện khác kìa. Anh Ba có thấy đứa nào trong số
học sinh trường mình có liên quan đến những hoạt
động bí mật không kìa …
112Ông thường trực nhìn thầy Bảo dò hỏi. Nhưng sau đó
ông gật gật đầu kiên quyết :
-Có. Nhất định là có. Cảnh sát Cuộc ổng có lý do
để nghi ngờ trường ta. Bữa nào rảnh rảnh tôi và
thầy thử kiếm tên mấy nhỏ tham gia cách mạng coi .
Cũng bộn đó thầy .Trảng Bàng nó là vậy mà .
Thầy Bảo biết ông thường trực nói thực. Ông thường
trực suy nghĩ một hồi bỗng nói :
-Trường mình bấy lâu nay chuyên lo chuyện học hành
quá . Có nên tổ chức cái gì cho học trò nó chơi
không. Có trò chơi chúng sẽ bớt những trò nhảm nhí
đi .
-Trò chơi , nhưng trò chơi gì bây giờ. Anh Ba
biết, mỗi lần tụ họp mà không phải là giờ chính
khóa là phải xin chính quyền không ?
113-Thì mình xin. Xin cho chúng nó vui chơi. Con nít
có vui chơi không lẽ chính quyền cũng cảng đảng
sao. Tôi..thì tôi thương xắp nhỏ lắm thầy ơi. Chúng
nó còn trong trắng quá. Lỡ mất đứa nào , tiếc đứt
ruột đứa đó. Tôi mà không có con vợ đành đoạn, chắc
bây giờ tôi cũng cả xấp con rồi ấy chớ. Thầy Bảo
nè.Tôi cứ ngẫm hoài, tôi vầy nè, cũng không thua
kém chi ai . Ờ thì có nghèo hơn những người khác,
nhưng tôi sống đàng hoàng. Sao con vợ tôi nó lại bỏ
tôi chớ …
Thầy Bảo bước lại phía ông Ba, đặt hai ban tay lên
vai ông và bóp nhẹ. Thầy Bảo ít khi nói chuyện với
ông thường trực cũng vì vậy. Cứ đến lúc có vẻ mùi
mẫn là ông lại mang chuyện người vợ bạc tình ra kể.
Kể một hồi rồi khóc. Không biết chuyện gì khác ông
114có can trường không, chớ còn chuyện vợ con thì
đúng là ông đớn hèn. Đại khái chuyện là thế này.
Hồi ông chừng hai mươi tuổi nhà cưới cho ông một cô
vợ tận dưới Sài Gòn lận. Một cô vợ thực xứng đôi
vừa lứa với ông. Cứ nhìn phong độ ông hôm nay cũng
biết cách nay ba chục năm ông là người như thế nào.
Cô vợ con một nhà buôn. Nghe đâu hai ông nông dân
Trảng Bàng có nợ với nhau một lời hẹn từ thuở cả
hai còn chân lấm tay bùn kìa. Lúc khá giả lên một
chút hai ông mới học lối những kẻ sang trọng kiếm
cho con mình nơi môn đăng hộ đối. Thế là hai ông
bắt tay nhau, quyết người có con rể, người có con
dâu và ngoài giữ nguyên tình bạn thâm giao, vừa là
cái nghĩa sui gia. Thì các ông hứa hẹn thì hứa hẹn.
Nhưng còn hai đứa trẻ nữa chớ. Nhà sui gái giàu
115lên, nên về Sài Gòn làm ăn. Cô con gái quen với lối
sống mới nơi thị thành đâu có thích anh Ba nhà
quê. Nhưng cha mẹ đặt. Cứ làm đám cưới. Nhưng cưới
xong cô không cho anh trai quê động phòng. Vậy mà
cái bụng cô gái cứ lùm cao dần lên. Một hôm cô biểu
anh chồng hờ:
-Tôi và anh không có duyên phần. Mà tôi thì không
muốn lừa anh. Tôi đã có người yêu. Đứa con trong
bụng này là con ảnh. Bây giờ tôi phải đi, chớ không
thể ở đây với anh được. Tôi đi rồi, anh muốn nói
với mọi người ra sao thì nói. Rồi anh cũng phải có
vợ. Tôi hứa, không bao giờ tôi làm khó dễ cho anh
đâu …
Ôi da. Sao chua chát làm vậy kìa. Cái người đáng
phải phỉ nhổ là cô ta,vậy mà cô ta cứ xưng xưng.
116Thì ngay từ đầu cô ta cứ trốn đi, đừng nói chuyện
đám cưới nữa. Cứ theo người tình của cổ đi. Sao còn
làm vợ làm chi nữa rồi gieo rắc cái khổ cho anh.
Anh trai quê chỉ còn biết nhìn trân trân cô vợ
hờ, trong lúc cô sắp sửa hành trang để ra đi.Cho
đến khi cô ta ra khỏi nhà rồi, anh mới biết thực là
mình đã mất vợ. Anh cứ ngồi như thế cho đến sáng.
Anh không chuyện gì với ai. Ai hỏi gì đến chuyện vợ
con. anh cũng tìm cách lảng tránh. Mất một thời
gian dài anh cứ như người mất hồn. Anh đi lang
thang hết đầu đường này, xó chợ kia. Trên tay lúc
nào cũng có một chiếc que tre. Lâu lâu, dừng lại
chỗ nào dó, viết những chữ thiệt đẹp, thực nắn nót
tên của cô vợ hờ. Đã có lúc người thị trấn Trảng
Bàng này quên tên anh, quên thứ anh, gọi anh là
117thằng khùng.Vì vậy tuy có chút ít chữ nghĩa trong
đầu, nhưng anh ta không làm nên trò trống gì. Cả
chục năm trời làm người nửa khùng, nửa dại như vậy.
Thời trẻ vì thế sớm qua đi. Lúc tỉnh táo được thì
hết thời vận, đành xin làm chân thường trực cho cái
trường xứ quê này. Nhưng cứ khi mùi mẫn là anh ta
lại dằn vặt tự hỏi: Không hiểu sao , anh ta thì như
thế mà bị cô vợ bạc tình .
Thầy Bảo nắn vai ông thường trực một hồi đủ để cho
ông bình tĩnh lại, mới nói:
- Việc vui chơi của sắp nhỏ, anh Ba lo dùm tôi
nghe. Có gì báo tôi biết.Tôi tính…
118