NHỮNG NĂM THÁNG YÊU LẦM
TẢN VĂN
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Tâm sự của một con nghiện việc!
Với tôi, chỉ cần được làm việc là thấy như được
sống. Không gì bằng cảm giác tận tay giải quyết
những mớ bòng bong cho thẳng thớm, nhìn những kế
hoạch trên giấy dần thành hình rồi ảnh hưởng, giúp
đỡ cuộc sống của bao người. Người ta thường ghét
sáng thứ Hai, khi phải từ giã cuối tuần xinh đẹp mà
trở lại với văn phòng bộn bề lo toan. Nhưng kẻ
nghiện việc thì không, thậm chí còn phấn khích vì
lại được về với cái bàn quen thuộc thân yêu. Mà đôi
khi, thứ Hai chẳng đem lại sự khác lạ nào khi cả
cuối tuần tôi cũng dành cho công việc hòng đẩy kịp
1tiến độ.
Work-life balance (sự cân bằng giữa công việc và
cuộc sống) là một khái niệm ngày càng phổ biến
trong đời sống văn phòng, khi sự bận rộn gặm lẻm
nhiều miếng thời gian nên dành cho bản thân và gia
đình, khi công việc khiến những mối quan hệ con
người trở thành hời hợt, chóng vánh và gây nên hội
chứng “người lớn cô đơn”. Nhưng với tôi, tuổi trẻ
mà đã vội yêu cầu work-life balance thì có gì đó
sai sai…
Còn trẻ, mới ra trường, mà cứ đòi hỏi công việc
phải work-life balance, đồng thời lương khá và có
cơ hội thăng tiến nhanh thì rõ là phù phiếm. Đây là
thời điểm đặt nền móng cho sự nghiệp rực rỡ sau
này, nên tôi buộc phải cần cù và tập trung cao độ
2lắm. Dù tôi tốt nghiệp trường đại học tốt, được làm
công việc đúng chuyên môn, thì thực tế cuộc sống
vẫn luôn khác, luôn chuyển động không ngừng. Kiến
thức sách vở từng học chỉ là nền tảng, mà nhiều khi
còn là nền tảng cũ, vì vậy phải chịu khó cắt bớt
giờ cà phê bù khú để làm thêm giờ, học thêm kỹ
năng, trau dồi kiến thức.
Thị trường lao động ngày nay cạnh tranh cao. Nhân
tài kinh nghiệm đầy mình còn chưa chắc hơn ai, vẫn
nhiều người phải chật vật xin việc kìa. Vậy nên khi
ra trường mà tìm được một chỗ làm, có một môi
trường để học tập, phát triển và phát huy đúng sở
trường cá nhân thì hiểu là bản thân mình hạnh phúc,
may mắn lắm rồi. Đừng ngại khó. Cũng đừng ngại
mình còn nhiều mặt dốt. Tuổi trẻ, càng làm nhiều
3việc khác nhau, càng làm việc ngoài nghĩa vụ và
trách nhiệm mà sếp giao thì đường tương lai càng
rộng mở.
Nhiều người trẻ hướng đến những hình mẫu thành
công trong cuộc sống và mong muốn nhanh được như
họ. Tuy nhiên, chớ quên rằng để đạt được thành công
thì ai cũng phải trải qua những thời khắc “trào
máu họng” chứ không phải đùa. Câu chuyện nghe kể
lại thì luôn dễ dàng; bởi máu và nước mắt thì chỉ
chính người đổ ra mới hiểu hết nó mặn đắng và cay
chua ra sao. Cần luôn tự nhắc mình “Dục tốc bất
đạt”. Mọi sự thành công đều phải đánh đổi hết, đời
không ai cho không ai cái gì. Cũng đừng nên tìm
động lực từ phim truyền hình, tiểu thuyết nhiệm màu
và mấy chuyện trôi nổi trên mạng để rồi nhanh nhụt
4chí. Mới ra trường mà muốn làm bá chủ thiên hạ,
muốn các ý tưởng của mình được người ta vỗ tay ào
ào thì chỉ có các cô cậu chủ nhỏ trong cơ ngơi thừa
kế, và con số này là siêu lẻ trong xã hội.
Tôi ý thức được rằng công việc chỉ là một phần của
cuộc sống thôi. Rồi sẽ đến thời điểm nào đó, tôi
muốn dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, cho gia
đình. Khi đó nên là lúc công việc đã vào guồng,
tôi đã quen sắp xếp những bận rộn, biết quản lý
xuất sắc thời gian để đảm đương nhiều vai trò khác
nhau trong cuộc sống. Bởi work-life balance chỉ lý
tưởng dành cho những người đã đạt đến một vị trí
nhất định. Còn nếu việc không tốt không xong, thì
chẳng kẻ cầu tiến nào đi ham muốn work-life balance
do nỗi sợ cạp đất mà ăn, tiền đâu trả nợ nhà nợ
5xe, tiền đâu nuôi con.
Khi đam mê công việc thì thời gian nhàn rỗi luôn
là quá thừa; còn khi chán việc thì thời gian nhàn
rỗi dù nhiều bao nhiêu vẫn là thiếu.
Những người đang làm việc mà mình say mê sẽ chẳng
đủ rảnh đâu lấn cấn chuyện work-life balance. Khi
làm việc là đang cống hiến, đang tận hưởng. Áp lực
sẽ chỉ khiến con nghiện việc tiến lên chứ không thể
ép họ bỏ cuộc, muốn nghỉ ngơi. Do vậy, nếu một
người cứ suốt ngày nghĩ chuyện work-life balance
thì e rằng người ấy đang đi sai đường, cần nhìn lại
công việc của mình để xem vì đâu mà mất cân bằng
trong cuộc sống.
6