SỰ TÍCH LÀNG QUẬY
Sau khi đánh tan năm mươi vạn quân Tần do tướng Đồ
Thư chỉ huy, Thục Phán An Dương Vương đã lập nước
Âu Lạc và dời đô từ Phong Châu, Bạch Hạc, Việt Trì
xuống đất Phong Khê (Cổ Loa ngày nay) để xây dựng
kinh đô mới của nước Âu Lạc.
Nơi nhà vua chọn đất xây thành Cổ Loa gọi là Chạ
Chủ (còn gọi là Chạ Cả), để có đất xây dựng kinh
thành, vua Thục đã ra lệnh cho dân sở tại, dời đi
nơi khác. Dân Chạ Chủ không muốn đi nhưng vẫn phải
tuân theo phép nước. Khi nhà Vua cho họ chọn đất để
định cư, họ đã chỉ tay về phía Đông Bắc, mênh mông
đầm nước mà thưa rằng: “Cứ cho dân chúng tôi xuống
khu đất trũng kia để ở, dẫu khổ cũng cam lòng”.
Nghe lời tâu có vẻ ấm ức của dân Chạ Chủ, nhà Vua
1cười bảo “Đúng là dân Cả Quẫy”, và chấp nhận cho
dân đến nới đất trũng ở phía Đông Bắc của kinh
thành.
Theo truyền thuyết dân gian, ở vùng trũng thấp
này, trước đây đã có dòng họ Vũ đến lập nghiệp gọi
là ngõ Nguyên Hương. Sau đó các dòng họ Lê, Nguyễn,
Ngô, Phạm, Dương, Trần từ Chạ Chủ (Cổ Loa) di cư
xuống, lập thành một làng lớn. Theo thời gian, chữ
Quẫy được đọc thành chữ Quậy. Đây là nơi đầu tiên
hình thành làng Quậy nên gọi là Quậy Cả (tên chữ là
Đại Vĩ).
Theo thời gian, làng Quậy Cả phát triển trở nên
đất chật, người đông. Ở phía Tây Nam, cách làng
Quậy Cả một cánh đồng, có một bãi đất cao. Những
người họ Phạm đã tách sang lập ấp, rồi phát triển
2thành làng, gọi là Quậy Sau (tên chữ là Châu Phong)
Dân càng ngày càng đông, làng vẫn chật chội, nên
một số gia đình họ Lê lại tách ra lập trại ở phía
Nam làng Quậy Cả rồi thành một làng mới gọi là làng
Quậy Rào (tên chữ là Giao Tác).
Năm 1428, một gia đình quan lại họ Đỗ ở Thanh Hóa
chuyển ra lập trại ở giữa Giao Tác và Đại Vĩ thành
một làng gọi là Quậy Tác Vĩ. Năm 1518, đời Vua Lê
Chiêu Tông, một người thuộc đời thứ tư của họ Đỗ,
tên là Đỗ Túc Khang đỗ tiến sỹ, làm quan to trong
triều, được nhà vua cấp ruộng đất và lập ra làng
mới gọi là Quậy Trại.
Như vậy, từ một ngõ Nguyên Hương nhỏ bé thời xa
xưa, do việc di dân của Chạ Chủ để lấy đất cho vua
3Thục xây dựng thành Cổ Loa, nơi này đã phát triển
thành một làng Quậy rất lớn gồm năm làng: Quậy Cả
(tên chữ là Đại Vĩ), Quậy Sau (tên chữ là Châu
Phong), Quậy Rào (tên chữ là Giao Tác), Quậy Tác
Vĩ, Quậy Trại. Cả năm làng này tuy ở trên một vùng
đất khá rộng lớn nhưng vẫn chung một ngôi Đình, thờ
chung Thành Hoàng và vẫn được gọi chung là làng
Quậy. Về sau, làng Quậy được đổi thành xã Hà Vĩ
thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn
Kinh Bắc. Đến năm 1949, xã Hà Vĩ sáp nhập với xã
Ngũ Hà, thành xã Liên Hà thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
Năm 1961 tới nay, xã Liên Hà sáp nhập về Huyện
Đông Anh thành phố Hà Nội.
Chính vì lịch sử hình thành và phát triển của làng
4Quậy như vậy, mà từ xưa đến nay, theo ý chí của
vua Thục Phán, hằng năm vào ngày hội Cổ Loa mùng 6
tháng giêng, làng Quậy đều được cử một đoàn bô lão
ra làm lễ vua An Dương Vương. Đoàn được nhân dân sở
tại thôn Cổ Loa đón tiếp ân cần như anh em ruột
thịt, được vinh dự làm lễ đầu tiên, được đọc mật
khẩu của đức vua An Dương Vương trao truyền trên
hai ngàn năm để lại trước anh linh của ngài. Đoàn
các cụ làng Quậy trong hội Cổ Loa được ngồi chiếu
Nhất.
Do địa hình làng Quậy ở vào nơi đồng sâu, đất
trũng, nên vào những năm mưa nhiều là bị mất mùa,
trong khi đất Cổ Loa, mưa nhiều lại tốt lúa, bội
thu. Ngược lại, những năm hạn hán, dân làng Quậy
lại được mùa, Cổ Loa lại mất mùa. Vì thế mà có câu
5tục ngữ “Quậy ủ chủ tươi, Quậy cười, chủ khóc”.
Ngày nay với óc sáng tạo, tài năng của những bàn
tay người làng Quậy đã phát triển thành một làng
nghề với rất nhiều nghề thủ công, đặc biệt là nghề
chế biến gỗ công nghiệp, sơn, trạm…Vì vậy, mà làng
Quậy úng lụt ngày xưa, nay đã trở thành một làng
nghề trù phú nổi tiếng của huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội.
Giang Văn Hồi
6