Rừng, đàn bà, điên loạn

Rừng, đàn bà, điên loạn

Tác giả: Nguyên Ngọc (dịch và giới thiệu)
Giá bìa: 34.000 VNĐ
Lượt đọc: 1364
Đánh giá:
(00 )

Chia sẻ Sách

Giới thiệu

Rừng, Đàn bà, Điên loạn, nhìn qua có thể nhận thấy ngay tác giả đã chơi chữ khi đặt tên sách: cả ba từ này trong tiếng Pháp đều bắt đầu bằng chữ F, Rừng (Forêt), Đàn bà (Femme), Điên loạn (Folie). Một kiểu chơi chữ khá đắt. Tuy nhiên không chỉ là chơi chữ. Trong một chương gần cuối sách mang tên "Lại đi qua", J. Dournes nói rằng có thể có nhiều lối đi qua (cái miền mơ tưởng ấy) bằng những tuyến liên kết các chủ đề khác nhau, nhưng ông đã quyết định chọn tuyến liên kết ba chủ đề này: Rừng, Đàn bà, và Điên loạn, mà ông cho là "quan trọng hàng đầu".

Hãy thử nói về từng vế của tuyến đã được chọn đó.

Đàn bà - Xã hội Giarai là xã hội mẫu hệ, ba chữ m: [matrilinéaire] theo dòng mẹ, [matronymique] (con cái) mang họ mẹ, [matrilocal] (vợ chồng) cư trú phía nhà mẹ (vợ). Người đàn bà là rường cột của xã hội ấy. Bà là nền tảng sự ổn định của xã hội. Bà là "nội giới". "Vương quốc" của bà là ở trong làng, ở đó bà là vị Nữ Vương (nên nhớ rằng ở Tây Nguyên, làng là cái phần tự nhiên đã được thuần hóa, đã thành của con người, đã mang tính người, ngược lại với rừng - như ta sẽ thấy sau đây). Còn hơn thế nữa, người đàn bà không chỉ là Nữ Vương của nội giới (tức là làng), bà còn là chính bản thân cái nội giới ấy, là cái phần tự nhiên đã được thuần hóa, đã mang tính người, đã ổn định, đã trở thành văn hóa. (Ta đã biết định nghĩa "Tất cả những gì không phải là tự nhiên, thì là văn hóa", văn hóa là cái tự nhiên đã mang tính người). Cho nên, như J. Dournes nói, "khi người đàn bà ở bên ngoài, - tức ở ngoài chu vi của mình, ở trong rừng, thì cả xã hội bị uy hiếp". Cái văn hóa bị lay chuyển. Bởi gì? Bởi cái tự nhiên hoang dã... 

Bình luận

Chưa có bình luận...
Gửi Bình luận

Sách cùng thể loại

Sách cùng tác giả

Thông báo !

Quý khách đã hết thời gian xem thử. Để xem tiếp quý khách vui lòng mua hoặc đăng ký gói.