icon homearrowChân dung

Sách điện tử ngày càng đi sâu vào vào văn hóa đọc

Ngày đăng: 03/07/2015 10:55

Sách điện tử ngày nay đã trở thành một xu thế, một cách đọc, cách tích lũy kiến thức mới. Ngày càng nhiều sử dụng, đọc sách điện tử trên mạng rất ít người còn giữ được thói quen đọc sách giấy truyền thống.

Sách điện tử ngày càng góp phần quan trọng với thế hệ trẻ. Với những ưu điểm như tiện lợi, giá rẻ với một thiết bị di động như smartphone, ebook, laptop bạn có thể đọc sách ở bất kì đâu bất kì nơi nào.

>> Sách nói là gì? - Đọc sách nói như thế nào?

Sách điện tử ngày càng đi sâu vào vào văn hóa đọc

Ngày nay với ứng dụng mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin đã góp phần giúp xã hội phát triện hiện đại. Giờ đây mọi người đã không còn quen với những giá sách trật trội với những cuốn sách cũ mà thay vào đó là những thiết bị nhỏ gọn như usb, đĩa từ... Theo thời gian cũng như sự biến chuyển của cuộc sống, văn hóa đọc dần bị thay đổi. Thời đại công nghệ số đã khiến cho cả thế giới thay đổi cách sống, cách sinh hoạt, làm việc và cả các thói quen giải trí. Thời gian gấp gáp với nhịp sống công nghệ luôn bận rộn khiến cho việc ngồi đọc, suy ngẫm một cuốn sách trở có phần trở nên xa xỉ. Chính vì thế văn hóa đọc cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa nghe, nhìn vậy nên cách thức đọc cũng cần phải thay đổi để bắt kịp cuộc sống.

Khoảng 5-7 năm trở lại đây, cụm từ “sách điện tử” trở thành một cụm từ gần gũi với những người thường xuyên làm việc với công nghệ thông tin cũng như giới trẻ Việt Nam. Còn trên thế giới thì 10 năm qua, cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đọc sách thông qua sự phát triển của sách điện tử. Với các thiết bị như iPad, Kindle, Galaxy Tab… người đọc được làm quen với một kiểu đọc sách hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin của mọi người, kể cả những người bận rộn nhất.

Khi sách điện tử ra đời (e – book), ngành xuất bản thế giới hoàn toàn chao đảo bởi một cơn sóng lớn, thời gian đó giới xuất bản tưởng chừng như không vượt qua được con sóng này. Một cuộc cách mạng về cách thức đọc được mở ra khi mà các thiết bị đọc sách với kiểu dáng gọn nhẹ, chỉ tương đương thậm chí bé và nhẹ hơn một cuốn sách thông thường nhưng lại có thế chứa hàng nghìn quyển sách.  Chúng cho phép người sử dụng bỏ túi cùng lúc hàng trăm, nghìn cuốn sách để đọc mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ có vậy, đọc sách trên e – book không bị nhức mắt, không bị bó buộc ngồi 1 chỗ như khi đọc trên máy tính, chúng đơn giản, gọn nhẹ, thoải mái không khác gì sách in.

Kể từ năm 2010 đến nay, Việt nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số lượng người dùng internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số. Theo thống kê của Trung tâm Internet quốc tế, Việt Nam xếp thứ 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I năm 2012. Bởi sự phát triển internet lớn như vậy, xu hướng đọc tại Việt nam bị thay đổi cũng là điều dễ hiểu. Dù vậy, cách thức đọc mới này cũng không dễ dàng được chấp nhận. Với những đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên, những người tiếp cận thường xuyên với công nghệ thì xu thế mới là một điều lý thú song với thế hệ trung tuổi, những tri thức cũ thì đây cũng là một điều khó.

Xu hướng thế giới cho thấy, việc ra đời sách điện tử không hề làm mất đi văn hóa đọc mà thậm chí bởi sự tiện dụng, sách điện tử còn làm cho số người đọc sách tăng lên. Theo một số liệu báo cáo mà ngành xuất bản thống kê dựa theo tài liệu từ 12 nhà xuất bản chính của Mỹ, doanh số sách điện tử quý I năm 2009 tại Mỹ đạt 53,5 triệu USD, đến quý I năm 2010 đã tăng lên 165 triệu USD. Ở Hàn Quốc, năm 2010, doanh số sách điện tử đạt 197,5 triệu USD đến năm 2011 đạt 289,1 triệu USD… Doanh số bán sách điện tử tăng với  tốc độ chóng mặt  chứng minh cho việc số người đọc sách đang gia tăng mạnh. Đây là một điều vô cùng đáng mừng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa đọc trên toàn thế giới.

Dù cuộc sống thay đổi thì đọc sách vẫn là yếu tố không thể thiếu, không thể thay thế. Để bắt nhịp với cuộc sống hiện đại chúng ta nên mở rộng cách những thức đọc mới bên cạnh cách đọc truyền thống

Dù Xã hội có phát triển hay cuộc sống có thay đổi thì văn hóa đọc vẫn là yếu tố không thể thiếu, không thể thay thế. Bởi lẽ các loại hình văn hóa khác như sách điện tử hay văn hóa  nghe nhìn, không thể lấn át văn hóa đọc mà chúng chỉ bổ sung cho nhau, mỗi loại hình có một thế mạnh riêng. Văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu kiến thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe nhìn không thể làm được như vậy. Trong khi văn hóa nghe nhìn lấy đi sự sáng tạo, trí tưởng tượng thì văn hóa đọc lại làm giàu thêm những thứ đó. Đọc sách vẫn luôn được coi là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu.

 

Chia sẻ:

Yêu cầu sách

Thông báo !

Quý khách đã hết thời gian xem thử. Để xem tiếp quý khách vui lòng mua hoặc đăng ký gói.